Tại miền Bắc vẫn giảm tại một vài nơi
Sau ngày đầu tuần lặng sóng, giá lợn hơi tại khu vực bắt đầu điều chỉnh giảm tại một vài địa phương, đưa giá xuống phổ biến ở mức 30.000 - 33.000 đ/kg. Hiện giá lợn hơi tại Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Phú Thọ, Yên Bái, Hà Nội dao động trong khoảng 32.000 - 33.000 đ/kg, những địa phương có dịch giá xuống dưới 30.000 đ/kg.
Tại Thái Nguyên, Bắc Giang giá dao động ở mức 29.000 - 30.000 đ/kg; trong khi Tuyên Quang, Hải Dương, Ninh Bình, Vĩnh Phúc khoảng 34.000 đồng. Một số tỉnh miền núi như Sơn La, Lào Cai 36.000 - 37.000 đ/kg.
Về diễn biến dịch ASF, tình hình đang trở nên phức tạp hơn khi virus gây tử vong cao ở lợn đã được phát hiện tại thủ phủ nuôi lợn miền Nam - Đồng Nai, và tiếp tục lây sang tỉnh Bình Phước. Nguyên nhân được đưa ra là việc sử dụng thức ăn thừa để chăn lợn.
Ngoài ra, tỉnh Hoà Bình, vốn đã công bố hết dịch ASF, nay bị nhiễm trở lại, nhấn mạnh sự nguy hiểm của virus này.
Tại miền Trung, Tây Nguyên cũng giảm tại nhiều nơi
Tương tự miền Bắc, đà giảm của giá lợn hơi trong khu vực chỉ bắt đầu vào ngày thứ hai của tuần, theo đó đưa giá bình quân xuống còn khoảng 37.000 đ/kg.
Tại các tỉnh Bắc Trung Bộ như Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị lợn hơi được thu mua trong khoảng 35.000 - 37.000 đ/kg. Từ Quảng Nam trở vào Ninh Thuận giá lợn hơi dao động 37.000 - 40.000 đ/kg. Tuy nhiên, tại Bình Thuận, giá lợn hơi xuống rất thấp, còn 33.000 đ/kg. Các tỉnh Tây Nguyên cũng xuống còn 37.000 - 38.000 đ/kg.
Tại miền Nam trung bình giảm ít nhất 2.000 đồng
Sự bùng phát của dịch ASF tại khu vực đã gây ra tâm lí hoảng loạn ở cả người chăn nuôi và thương lái, dẫn tới tình trạng bán tháo và đẩy giá giảm sâu tại nhiều nơi. Cụ thể, tại Đồng Nai, giá lợn hơi khoảng 32.000 - 34.000 đ/kg; Vũng Tàu, Bến Tre xuống 34.000 - 35.000 đ/kg, có nơi còn 32.000 - 33.000 đ/kg.
TP HCM, Bình Dương, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, Hậu Giang ở mức 36.000 - 38.000 đ/kg. Các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Cần Thơ, An Giang vẫn có giá trên 40.000 đồng.
Tại công ty chăn nuôi CP Đồng Nai, giá lợn hơi cũng giảm 1.000 đ/kg trong ngày hôm nay xuống 38.000 - 38.500 đ/kg.
Tại Hồng Kông(Trung Quốc) bùng phát dịch tả lợn châu Phi
Dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện tại Khu hành chính đặc biệt Hồng Kông(Trung Quốc) khi cơ sở kiểm dịch y tế Hồng Kôngngày 10/5/2019 phát hiện 6.000 con lợn nhiễm bệnh tại cơ sở giết mổ Sheung Shui, nguồn thịt lợn tại lò mổ trên được đưa từ Trạm Giang, Quảng Đông, đến Hồng Kôngngày 2/5/2019 vừa qua.
Qua kiểm tra, các thanh tra y tế phát hiện thấy những con lợn này có hạch bạch huyết sưng to, không phù hợp để tiêu thụ, nghi ngờ có liên quan đến bệnh dịch tả lợn châu Phi nên đã lấy mẫu mang đi xét nghiệm.
Kết quả thấy các con lợn này bị nhiễm virus gây dịch tả lợn châu Phi. Chính quyền Hồng Kôngsau đó đã tổ chức một cuộc họp liên ngành, quyết định phải tiêu hủy toàn bộ các con lợn tại lò mổ Sheung Shui, đồng thời sẽ tạm ngừng hoạt động của lò mổ này để làm vệ sinh hoàn toàn.
Giới chức Hồng Kôngdự đoán nguồn cung thịt lợn tươi tại đây sẽ giảm khoảng 80% trong vài ngày tới do cơ sở giết mổ Sheung Shui đóng cửa. Tuy nhiên, lò mổ Tsuen Wan sẽ hoạt động như bình thường nên vẫn có một nguồn cung thịt lợn nhỏ trên thị trường.
Cục trưởng Cục Thực phẩm và y tế Hồng KôngTrần Khởi Thủy nhấn mạnh dịch tả lợn châu Phi không lây lan sang người và gây nguy cơ đến an toàn thực phẩm. Chính quyền Hồng Kôngcũng sẽ đẩy mạnh công tác kiểm tra lợn và tăng cường biện pháp phòng ngừa bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Các nhà nhập khẩu thịt lợn từ Trung Quốc Đại lục cho biết với 6.000 con lợn bị tiêu hủy, ước tính số tiền thiệt hại có thể lên tới 15 triệu HKD (tương đương 1,9 triệu USD).
Dịch tả lợn châu Phi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus ASFV gây ra. Bệnh có đặc điểm lây lan nhanh trên loài lợn, ở tất cả các loại lợn với tỷ lệ chết cao, lên đến 100%. Bệnh lây truyền qua các đàn lợn thông qua việc tiếp xúc với máu, dịch nhầy của lợn bệnh.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), dịch tả lợn châu Phi có tác nhân gây bệnh là virus nhưng khác hoàn toàn với bệnh tả ở người là một bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa do vi khuẩn. Kể cả khi người phơi nhiễm với sản phẩm động vật nhiễm bệnh không được nấu chín cũng không có nguy cơ lây nhiễm bệnh tả lợn sang người.
Nguồn: VITIC/Vietnambiz

Nguồn: Vinanet