Sản lượng CPO trong nước và mức xuất khẩu tương đối ổn định của Indonesia, kết hợp với giá dầu cọ tăng, cho thấy ngành này vẫn có sức cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
Việc đánh giá này sẽ được tiến hành 3 – 6 tháng một lần, có thể dẫn đến những thay đổi đối với chính sách thuế xuất khẩu CPO. Tuy vậy, nhằm tạo sự cân bằng giữa các yêu cầu trong nước như hỗ trợ các nhà sản xuất dầu cọ địa phương và duy trì tài chính tốt cho Cơ quan quản lý quỹ trồng cọ (BPDPKS), việc đánh giá lại là rất cần thiết.
Sự cân nhắc này được đưa ra sau khi chính phủ Indonesia thực hiện chính sách thuế quan mới vào ngày 11/9/2024, trong đó đặt mức thuế xuất khẩu đối với CPO ở 7,5%, dựa trên giá tham chiếu do Bộ Thương mại xác định.
Chính sách mới, được nêu chi tiết trong Quy định số 62/2024 của Bộ trưởng Tài chính, có hiệu lực vào ngày 21/9/2024. Chính sách này đặt mức thuế xuất khẩu đối với hạt cọ và bánh hạt cọ ở mức 25 USD/tấn, trong khi thuế đối với các sản phẩm phái sinh từ dầu cọ được đặt ở mức 3%, 4,5% hoặc 6%, dựa trên giá tham chiếu do Bộ Thương mại xác định.
Dữ liệu gần đây từ Cơ quan Thống kê Trung ương (BPS) cho thấy, xuất khẩu CPO của Indonesia đã giảm đáng kể, với mức giảm 26,39% vào tháng 8/2024 so với năm trước. Sự sụt giảm này được cho là do giá dầu cọ kém cạnh tranh hơn và những thách thức kinh tế lớn hơn mà thị trường toàn cầu phải đối mặt. Khi chính phủ chuẩn bị đánh giá chính sách thuế của mình, những yếu tố này, cùng với điều kiện thị trường trong nước và quốc tế, có thể sẽ ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định về việc thuế xuất khẩu sẽ vẫn giữ nguyên hay được điều chỉnh, nhằm phục vụ tốt hơn cho lợi ích của nông dân và toàn ngành dầu cọ.

Nguồn: Vinanet/VITIC/Ukragroconsult