Quy định này có hiệu lực ngay lập tức và chương trình tăng tốc được áp dụng cho đến ngày 31/7/2022 nhằm duy trì ổn định sản xuất và đảm bảo lợi ích cho người trồng. Trong quy định này, nếu yêu cầu hạn ngạch lô hàng lớn hơn thì hạn ngạch có thể vượt quá giới hạn 1 triệu tấn.
Indonesia, nhà sản xuất dầu cọ hàng đầu thế giới, đã cho phép xuất khẩu trở lại từ ngày 23/5/2022 sau lệnh cấm kéo dài 3 tuần nhằm giảm nguồn cung dầu ăn trong nước và đẩy giá tăng.
Tuy nhiên, xuất khẩu khởi động trở lại khá chậm chạm do các nhà xuất khẩu phải đối mặt với những trở ngại bởi các yêu cầu mới được đưa ra nhằm đảm bảo nguồn cung trong nước.
Xuất khẩu dầu cọ của Indonesia đạt trung bình từ 2,5 triệu - 3 triệu tấn mỗi tháng trước khi có lệnh cấm xuất khẩu, vào thời điểm mà toàn cầu không chắc chắn về nguồn cung dầu thực vật.
Chính phủ nước này cũng đang hạ mức thuế xuất khẩu và thuế xuất khẩu tối đa đối với dầu cọ thô xuống 488 USD/tấn từ mức 575 USD/tấn nhằm khuyến khích xuất khẩu.
Các công ty tham gia chương trình tăng tốc xuất khẩu phải cung cấp thông tin về kho lưu trữ của họ cùng với các dữ liệu khác cho nền tảng trực tuyến của Bộ Thương mại.
Sau khi dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu, Chính phủ Indonesia đã đưa ra yêu cầu bán hàng trong nước, theo đó các nhà xuất khẩu dầu cọ chỉ được cấp hạn ngạch xuất khẩu sau khi bán một số sản phẩm của họ tại địa phương.

Nguồn: Nguồn: Vinanet/VITIC/Bangkok Post