Trong bối cảnh này, Indonesia cho biết sẽ không phê duyệt cấp phép mới đối với dầu cọ ngay cả khi lệnh lệnh tạm hoãn hết hiệu lực.
Indonesia là nhà sản xuất cọ dầu lớn nhất thế giới, một sản phẩm được sử dụng trong nhiều loại sản phẩm hàng ngày, từ dầu gội và xà phòng đến son môi, bánh mì, bơ thực vật. Đây là loại dầu thực vật được tiêu thụ nhiều nhất thế giới và là loại dầu có năng suất cao nhất với lượng dầu trên mỗi ha cao gấp 10 lần so với đậu nành.
Tuy nhiên, ở Indonesia, phần lớn hoạt động sản xuất cọ dầu đều phải trả giá bằng rừng nhiệt đới, đất than bùn và đất của người bản địa và cộng đồng – tất cả đều bị dọn sạch để nhường chỗ cho các đồn điền công nghiệp rộng lớn.
Lệnh tạm hoãn đã mang lại một số lợi ích, bao gồm giảm phát thải khí nhà kính và tăng năng suất trên mỗi ha đồn điền. Bộ Môi trường nước này tuyên bố đã giảm 75% tỷ lệ phá rừng vào năm ngoái bằng cách kiểm soát cháy rừng và hạn chế việc phát quang đất đai.
Các nhà bảo vệ môi trường cũng cảnh báo rằng, việc không gia hạn lệnh cấm sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với các khu rừng nhiệt đới còn lại của Indonesia.
Ruandha Agung Sugardiman, một quan chức cấp cao của Bộ Môi trường và Lâm nghiệp Indonesia, cho biết, mặc dù các nhà chức trách vẫn chưa quyết định liệu có gia hạn lệnh cấm hay không, nhưng họ cam kết sẽ không phê duyệt bất kỳ giấy phép nào cho các đồn điền trồng cọ mới.
Ngay cả khi không gia hạn lệnh cấm, chính sách mà Bộ trưởng Bộ Môi trường và Lâm nghiệp đưa ra là tiếp tục cấm các giấy phép mới về việc phá rừng trồng dầu cọ.
Tuy nhiên, sự thiếu rõ ràng xung quanh việc gia hạn lệnh cấm đã khiến các nhà bảo vệ môi trường cảnh báo rằng Indonesia có nguy cơ mất thêm nhiều diện tích rừng thành rừng trồng, đặc biệt là sau khi nước này vừa chấm dứt thỏa thuận phá rừng với Na Uy.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Thực phẩm nước này cho biết, các nhà chức trách sẽ áp dụng luật hiện hành để giải quyết các vấn đề liên quan đến giấy phép dầu cọ sau khi lệnh cấm hết hạn.