Quốc gia Đông Nam Á, nhà sản xuất dầu cọ hàng đầu thế giới, kể từ ngày 28 tháng 4 đã tạm dừng xuất khẩu dầu cọ thô và các sản phẩm tinh chế để kiểm soát giá dầu ăn tăng vọt trong nước.
Động thái bất ngờ này đã làm chao đảo thị trường dầu thực vật toàn cầu vốn đang gặp khó khăn sau cuộc xung đột ở Ukraine. Dầu cọ chiếm hơn 1/3 thị trường dầu thực vật trên thế giới, trong khi Indonesia chiếm khoảng 60% nguồn cung dầu cọ.
Thứ trưởng kinh tế điều phối bà Musdhalifah Machmud cho biết chính phủ muốn dầu cọ không chỉ có sẵn mà còn có giá cả phải chăng.
Bà nói: “Chính phủ phải giữ cân bằng giữa giá quốc tế cao và kiểm soát giá trong nước để đáp ứng nhu cầu dầu ăn cho người dân”.
Bà không thể đưa ra bất kỳ lời hứa nào liên quan đến chính sách dầu cọ trong tương lai vì việc giám sát liên quan đến nhiều Bộ và bà "đang chờ quyết định tốt nhất về dầu cọ từ Chính Phủ".
Đến ngày 20/5, Indonesia thông báo kể từ ngày 23/05/2022 nước này sẽ bãi bỏ lệnh cấm xuất khẩu các sản phẩm dầu cọ (bao gồm cả dầu CPO và dầu ăn) nhằm mục đích bình ổn giá dầu ăn trong nước vốn ở mức cao, tránh các bất ổn xã hội vào thời điểm đó. Việc xuất khẩu được cho phép nhưng dầu cọ xuất khẩu phải chịu thuế ở mức cao.
Gulat Manurung, Chủ tịch nhóm nông dân APKASINDO, cho biết nông dân quy mô nhỏ bị ảnh hưởng nặng nề bởi lệnh cấm xuất khẩu. Do giá thành quy định bởi chính quyền khu vực, các nhà máy mua trái cọ với giá gần bằng một nửa và thậm chí giá bán còn thấp hơn chi phí sản xuất. Ông buộc phải bán trái cọ của mình với giá khoảng 1.500 Rupiah/kg, trong khi chi phí sản xuất khoảng 1.800 Rupi/kg. Một số nhà máy đã ngừng mua từ những nông dân độc lập để ưu tiên thu hoạch từ đồn điền của họ, ông nói thêm.
Cho đến thời điểm hiện nay, người trồng cọ Indonesia vẫn phàn nàn rằng giá cọ vẫn ở mức thấp vì các nhà máy vẫn hạn chế mua.
 

Nguồn: Vinanet/VITIC (Theo Reuters)