Theo ông Frans, khoản vay nói trên sẽ được sử dụng để tăng cường kho dự trữ lương thực quốc gia. Vì Chính phủ đã chỉ định tập đoàn này làm cơ quan bình ổn giá lương thực trong nước.
Tập đoàn lượng thực nhà nước này đang có kế hoạch nhập khẩu 125.000 tấn đường từ Brazil. Ngay sau quyết định của chính phủ, ID FOOD sẽ tiến hành nhập khẩu lô hàng này.Ông Franz khẳng định rằng việc nhập khẩu là cần thiết, do Indonesia đối mặt với tình trạng thiếu khoảng 800.000 tấn đường mỗi năm và thường phải mua đường từ Thái Lan, Ấn Độ và Brazil. Tuy nhiên, mới đây Ấn Độ đã ban hành lệnh cấm xuất khẩu đường.
Bên cạnh đó, ID FOOD cũng sẽ mua 50.000 tấn đường sản xuất trong nước từ các doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà nước.
Theo thống kê, kho dự trữ đường của Indonesia hiện chỉ còn 50.000 tấn. ID FOOD sẽ phối hợp với Chính phủ, đặc biệt là Cơ quan Lương thực Quốc gia (Bapanas) để thu mua 250.000 tấn đường cho kho dự trữ quốc gia.
Các nguồn tin thân cận cho hay Chính phủ Ấn Độ có thể ra lệnh cấm xuất khẩu đường trong niên vụ đường mới (bắt đầu từ ngày 1/10). Quyết định này được đưa ra nhằm đảm bảo nguồn cung cho thị trường trong nước và giữ giá trong tầm kiểm soát. Chính phủ Ấn Độ có thể sẽ đưa ra thông báo vào tuần đầu tiên của tháng 11 để chính thức hóa lệnh cấm này.
Giới quan sát cho hay sản lượng đường của Ấn Độ trong niên vụ hiện tại sẽ thấp hơn năm ngoái, do đó nước này Ấn Độ khó có thể xuất khẩu. Chính phủ Ấn Độ chỉ cho phép các nhà máy xuất khẩu 6,1 triệu tấn đường trong niên vụ 2022-2023 tính đến ngày 30/9, chỉ bằng một nửa so với kỷ lục 11,1 triệu tấn được bán trong niên vụ trước./.

Nguồn: Hữu Chiến (P/V TTXVN Tại Jakarta)/Bnews