Ấn Độ là nhà sản xuất đường lớn nhất thế giới, vì vậy sản lượng đường giảm từ nước này sẽ sẽ khó tạo ra bất kỳ thặng dư nào để xuất khẩu thêm trong niên vụ 2022/23 hiện tại.
Theo Hiệp hội các nhà máy đường Ấn Độ (ISMA), trong số 532 nhà máy bắt đầu hoạt động trong vụ hiện tại. có 400 nhà máy đã đóng cửa hoạt động, bao gồm tất cả các nhà máy từ bang sản xuất hàng đầu phía tây Maharashtra.
ISMA cho biết, sản lượng đường của Maharashtra đã giảm xuống còn 10,5 triệu tấn so với mức 13,7 triệu tấn sản xuất trong một năm trước. Reuters là hãng đầu tiên đưa tin hồi tháng 12 về khả năng sản xuất sụt giảm này.
Việc sản xuất suy yếu ở Maharashtra đã kéo tổng sản lượng của cả nước sụt giảm và sẽ không có khả năng xuất khẩu thêm. Trước đó chính phủ Ấn Độ cho phép các nhà máy chỉ xuất khẩu 6,1 triệu tấn đường trong niên vụ 2022/23, nhưng chính quyền của Thủ tướng Narendra Modi dự kiến sẽ cho phép xuất khẩu đợt thứ hai.
Việc Ấn Độ vắng mặt trên thị trường đường có thể nâng giá đường toàn cầu, vốn đang giao dịch gần mức cao nhất trong hơn 1 thập kỷ và tạo điều kiện cho Brazil và Thái Lan đẩy mạnh xuất khẩu.
Ấn Độ chủ yếu xuất khẩu đường sang Indonesia, Bangladesh, Malaysia, Sudan, Somalia và UAE. Trong niên vụ 2021/22, nước này đã xuất khẩu kỷ lục 11,2 triệu tấn đường. Năm ngoái, các nhà máy Ấn Độ đã sản xuất kỷ lục 35,8 triệu tấn đường. Nhưng đại lý cho biết, sản lượng có thể giảm xuống khoảng 33 triệu tấn và hỗ trợ giá nội địa, vốn đang tăng do nhu cầu cao điểm trong mùa hè.
Bangladesh là một quốc gia Nam Á, với giá đường đã tăng tới 25% trong năm qua. Đầu tháng 4/2023, giá đường của nước này tại thị trường nội địa đã giảm 3 taka (0,028 USD)/kg xuống còn 107 taka (1,01 USD)/kg. Mức giá này được áp dụng từ ngày 8/4 và phù hợp với giá đường toàn cầu đang có xu hướng giảm.