Tại cảng TPHCM giá cà phê robusta theo giá FOB phiên 15/12 tăng 12 USD lên 1.965 USD/tấn.
Tham khảo giá cà phê nhân xô tại Việt Nam

Thị trường

Đơn vị

Ngày

15/12

Ngày

16/12

Thay đổi

FOB (HCM)

USD/tấn

1.953

1.965

+12

Đăk Lăk

VND/kg

43.400

43.500

+100

Lâm Đồng

VND/kg

43.000

43.200

+200

Gia Lai

VND/kg

43.500

43.700

+200

Giá ca cao kỳ hạn đã tăng phiên thứ ba liên tiếp, trên mức quá bán do thị trường có xu hướng tăng cao hơn. Giá có diễn biến tích cực sau khi tài liệu cho thấy Bờ Biển Ngà đã hoàn thành việc bán hàng vụ chính 2016/17.
Các thương nhân cũng chỉ ra số liệu chính thức cho thấy lượng ca cao cập cảng thấp hơn so với ước tính của các nhà xuất khẩu.
Một thương nhân Mỹ gọi đây là “một sự tăng giá đáng ngạc nhiên” sau khi giá ca cao New York đã giảm 10 trong 11 phiên vừa qua.
Giá ca cao New York kỳ hạn tháng 3 thiết lập tăng 26 USD, tương đương 1,1%, chốt ở 2.315 USD/tấn. Giá ca cao London kỳ hạn tháng 3 cũng tăng 13 GBP, tương đương 0,7%, lên mức 1.829 GBP/tấn.
Tính đến ngày 25/11 của niên vụ 2016/17, Bờ Biển Ngà – nước sản xuất ca cao hàng đầu thế giới đã bán được 1.308.000 tấn ca cao, theo Hội đồng cà phê ca cao nước này.
Giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 3 đóng cửa phiên tăng 7 USD, tương đương 0,3%, lên ở 2.053 USD/tấn. Giá arabica kỳ hạn tháng 3 chốt phiên tăng 1,3 cent, tương đương 0,9%, lên mức 1,4415 USD/lb.
Giá cà phê robusta cũng hồi phục do mưa tại Việt Nam khiến vụ thu hoạch bị chậm lại, trong khi Brazil được dự kiến cho phép nhập khẩu.
Chính phủ Brazil dự kiến sẽ cho phép nhập khẩu cà phê robusta lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ sau khi hạn hán làm ảnh hưởng đến sản xuất robusta ở địa phương, Bộ trưởng Nông nghiệp Blairo Maggi cho biết. Mặc dù Bộ Nông nghiệp ủng hộ dự thảo này tuy nhiên quyết định cuối cùng là của Chính phủ. Và cũng chưa rõ ràng là được nhập khẩu cà phê từ nước nào bởi họ lo ngại sẽ mang dịch bệnh vào trong nước.
Các hãng chế biến cà phê Brazil sẽ được quyền mua cà phê ở nước ngoài từ tháng 1 đến tháng 5. Đơn đặt hàng sẽ được giới hạn trong 200.000 bao (loại 60kg) mỗi tháng.
Robusta thường sử dụng làm cà phê hòa tan, trong khi các nhà rang xay lại thích loại arabica dịu nhẹ hơn. CNA cho rằng khủng hoảng nguồn cung robusta hiện tại là do hạn hán suốt hai năm qua ở bang Espirito Santo của Brazil có khả năng sẽ chấm dứt vào năm tới.
Chính phủ Brazil dự đoán sản lượng cà phê robusta của nước này trong năm nay đạt 8,35 triệu bao (loại 60kg), giảm mạnh so với 13 triệu bao trong năm 2014, trước khi xảy ra hạn hán.
Nguồn: VITIC/Reuters, giacaphe.com

Nguồn: Vinanet