Ngày 12/7: Trái với phiên đầu tuần, giá cà phê nhân xô các tỉnh Tây Nguyên tăng 500 đồng lên 38.100 – 38.700 đồng/kg. Tại thị trường thế giới, giá cà phê trên sàn giao dịch đồng loạt tăng. Giá robusta kỳ hạn tháng 9 tăng 32 USD lên 1.829 USD/tấn; giá arabica kỳ hạn tháng 9 tăng 5,2 cent chốt ở 1,493 cent/lb.
Ngày 13/7: Giá cà phê nhân xô lại đảo chiều sụt giảm 500 đồng xuống mức 37.500 – 38.200 đồng/kg. Tại thị trường thế giới, giá cà phê cũng giảm đồng loạt. Giá robusta kỳ hạn tháng 9 giảm 20 USD xuống 1.809 USD/tấn; giá arabica kỳ hạn tháng 9 có cùng diễn biến với mức giảm 1,9 cent chốt ở 1,474 cent/lb.
Ngày 14 và 15/7: Giá cà phê các tỉnh Tây Nguyên tăng lên mức 37.900 - 38.600 đồng/kg. Giá robusta kỳ hạn tháng 9 tại thị trường London tăng chốt ở 1.842 USD/tấn; Giá arabica kỳ hạn tháng 9 tại thị trường New York cũng có cùng diễn biến lên 1,521 cent/lb.
Ngày 16/7: Giá cà phê các tỉnh Tây Nguyên quay đầu giảm 200 - 500 đồng chốt ở 37.700 – 38.300 đồng/kg sau khi tăng liên tiếp hai phiên trước. Tại thị trường London, giá robusta kỳ hạn tháng 9 giảm 23 USD xuống 1.819 USD/tấn; Tại thị trường New York, giá arabica kỳ hạn tháng 9 cũng giảm 4,6 cent xuống mức 1,475 cent/lb.
Sau ba phiên tăng, hai phiên giảm, giá cà phê phiên cuối tuần qua đã ở mức cao hơn 100 đồng so với đầu tuần trước.
Tính đến ngày 5/7, nông dân của hợp tác xã cà phê Brazil đã thu hoạch được 52% diện tích cà phê vụ mới và dự báo sản lượng cà phê nước này đã hạ xuống mức 54,9 triệu bao.
Đồng real Brazil hồi phục khiến chênh lệch giữa giá arabica và robusta lên cao nhất 14 năm. Tuy nhiên, nếu xét về sản lượng, giá robusta trong thời gian tới có thể sẽ có diễn biến tốt hơn so với arabica do lo ngại khô hạn ảnh hưởng đến sản lượng cà phê của Việt Nam và một số nước sản xuất chủ chốt khác.
Giá cà phê robusta tăng đáng kể do nguồn cung từ Việt Nam và Brazil - 2 nước sản xuất lớn nhất thế giới - đồng loạt thắt chặt.
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 6/2016 đạt 158.500 tấn, giảm 2,2% so với tháng 5, theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, thấp hơn so với dự đoán 160.000 tấn của thị trường. Tuy vậy, xuất khẩu cà phê của Việt Nam từ đầu niên vụ 2015/16 đến nay vẫn tăng 32%. Xuất khẩu tăng mạnh đang kéo giảm lượng cà phê lưu kho từ vụ trước.
Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam vừa điều chỉnh dự báo sản lượng cà phê Việt Nam niên vụ 2016/17, theo đó giảm 20-25% xuống khoảng 22,3 triệu bao.
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong 3 quý đầu niên vụ 2015/16 (từ tháng 10/2015 đến tháng 6/2016) tăng 1/3 lên 1,32 triệu tấn, theo số liệu của chính phủ.
Nguồn: VITIC/Reuters, giacaphe.com, nhipcaudautu.vn