Thị trường cà phê
Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên tăng thêm 300 đồng chốt mức cao nhất tại Đắk Lắk. Đây là phiên hồi phục thứ hai liên tiếp sau khi giảm mạnh phiên đầu tuần. Tại cảng TPHCM, robusta xuất khẩu loại 2, tỷ lệ đen vỡ 5% chốt tại 2.337 USD/tấn (FOB), chênh lệch +55 USD/tấn.
Giá cà phê trong nước
Giacaphe.com
Loại cà phê
|
Địa phương
|
ĐVT
|
Giá TB hôm nay
|
+/- chênh lệch
|
Robusta loại 2 (5% đen, vỡ)*
|
Xuất khẩu, FOB
|
USD/tấn
|
2.337
|
+55
|
Nhân xô
|
Đắk Lắk
|
VNĐ/kg
|
40.400
|
+300
|
Lâm Đồng
|
VNĐ/kg
|
39.600
|
+300
|
Gia Lai
|
VNĐ/kg
|
40.300
|
+300
|
Đắk Nông
|
VNĐ/kg
|
40.300
|
+300
|
* so với giá tham chiếu cà phê robusta trên sàn London của phiên liền trước
Ông Nguyễn Văn Minh, Tổng giám đốc Tổng công ty Cà phê Việt Nam (Vinacafe) cho biết, thương hiệu cà phê chế biến của Việt Nam vẫn chưa có chỗ đứng trên thị trường thế giới. Trong khi đó, để làm thương hiệu phải mất nhiều tiền, công sức và quan trọng là vượt qua "cái bóng" của các ông lớn.
Theo ông Minh, muốn phát triển ngành hàng cà phê thì cần đi theo hướng chế biến, với lợi thế là chủ động cà phê robusta giá rẻ - nguyên liệu chính để sản xuất cà phê hòa tan. Nhưng vấn đề phát triển thương hiệu hiện nay rất khó bởi thị trường đang có quá nhiều "người khồng lồ".
Còn ông Phan Minh Thông, Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sinh, một trong những doanh nghiệp tập trung chế biến sâu cà phê cho rằng, thị trường nội địa cũng là một miếng bánh ngon nếu biết cách khai thác.
Theo ông Thông, thay vì chỉ chăm chăm xuất khẩu, bản thân nội địa Việt Nam cũng là một thị trường tuyệt vời.
Thị trường hạt tiêu
Giá hạt tiêu giảm 500 đồng/kg ở một số vùng nguyên liệu, đưa mức thấp nhất về 76.000 đồng/kg tại Đồng Nai và mức cao nhất về 78.500 đồng/kg tại Bà Rịa – Vũng Tàu.
Giá hạt tiêu trong nước
Giatieu.com
Tỉnh/huyện
(khu vực khảo sát)
|
Giá thu mua
(Đơn vị: VNĐ/kg)
|
+/- chênh lệch
|
Đắk Lắk
|
77.500
|
-
|
Gia Lai
|
76.500
|
-
|
Đắk Nông
|
77.500
|
-
|
Bà Rịa - Vũng Tàu
|
78.500
|
-500
|
Bình Phước
|
77.500
|
-500
|
Đồng Nai
|
76.000
|
-500
|
Tính chung cả năm 2021, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam ước đạt 261 nghìn tấn, trị giá 938 triệu USD, giảm 8,5% về lượng, nhưng tăng 42% về trị giá so với năm 2020.
Để ngành hạt tiêu dần dần khôi phục trở lại vị thế nhưng trước đây, thì toàn ngành phải có một quy hoạch rõ ràng về diện tích sản xuất, chất lượng, cũng như nắm rõ thông tin sản xuất hạt tiêu của các quốc gia khác, cân bằng được lượng cung cầu, tránh tình trạng sản xuất theo phong trào để rồi chặt bỏ, chuyển đổi như những năm qua.
Vườn tiêu muốn khỏe, chất lượng, người trồng tiêu cũng phải nắm bắt kỹ thuật trồng tiêu vững vàng, tránh được những sai sót trong quá trình chăm sóc cây tiêu như: không tái canh trên vườn tiêu cũ đã chết, phải chọn đất phù hợp với sự phát triển của cây hạt tiêu.
Đồng thời, chọn giống hạt tiêu tốt để hạn chế được bệnh trên cây tiêu, trồng xen canh với loại cây khác để tăng thu nhập trên cùng diện tích, trồng tiêu trên cây trụ sống, đắp mô ở gốc; không nên tạo bồn, phải để cỏ trong vườn tiêu, tưới nhỏ giọt và chăm bón theo hướng hữu cơ sinh học để vườn tiêu khỏe mạnh, bền vững.