Theo cập nhật của Sở NN&PTNT giá lúa IR 504 ở mức 9.200 – 9.400 đồng/kg; lúa Đài thơm 8 duy trì quanh mốc 9.800 – 10.000 đồng/kg; OM 18 ở mức 9.800 – 10.000 đồng/kg; OM 5451 ở mức 9.600 - 9.800 đồng/kg; Nàng Hoa 9 duy trì ổn định ở mức 10.000 – 10.200 đồng/kg; lúa OM 380 dao động quanh mốc 8.600 - 8.800 đồng/kg.
Ghi nhận tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, hôm nay thị trường lúa vẫn trầm lắng. Giao dịch lúa mới chậm, sức mua yếu.
Tại một số tỉnh, thành tại vùng đồng bằng sông Cửu Long như: Đồng Tháp, Sóc Trăng,… nông dân đã bắt đầu vào vụ thu hoạch lúa Đông xuân sớm với niềm vui trúng mùa và bán được giá cao. Cụ thể, hiện giống lúa thường (OM 5451, IR 50404) được thương lái cân tại ruộng có giá từ 8.700 - 10.000 đồng/kg, lúa thơm từ 9.700 đồng đến trên 10.000 đồng/kg và nhóm lúa ST có giá từ 11.000 đồng/kg trở lên.
Nhìn chung, giá bán các loại lúa tươi tại ruộng của nông dân đang tăng từ 2.000 đồng/kg trở lên so với cùng kỳ. Về năng suất lúa bình quân đạt hơn 6,4 tấn/ha, nhiều diện tích đạt từ 7-7,5 tấn/ha. Như vậy, với năng suất và giá bán lúa như hiện tại thì sau khi trừ các khoản chi phí, nông dân thu hoạch lúa Đông xuân sớm tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long có lợi nhuận từ 30-50 triệu đồng/ha.
Tương tự với mặt hàng gạo, giá gạo các loại cũng không có biến động. Theo đó, tại các kho gạo chợ tại An Cư, Cái Bè (Tiền Giang), giá gạo nguyên liệu OM 18, Đài thơm 8 ở mức 14.600 – 14.700 đồng/kg; gạo nguyên liệu OM 5451 dao động quanh mức 14.100 - 14.300 đồng/kg; ST 24 ở mức 18.500 – 18.700 đồng/kg.
Tại Sa Đéc (Đồng Tháp), gạo thơm ở mức 14.100 – 14.300 đồng/kg; thơm đẹp 14.500 – 14.600 đồng/kg; gạo OM 5451 14.000 – 14.100 đồng/kg; IR 504 ở mức 12.700 – 12.900 đồng/kg; gạo ST 24 dao động quanh mốc 18.000 – 18.300 đồng/kg; ST 21 ở mức 17.300 - 17.500 đồng/kg.
Tại các kho xuất khẩu, giá gạo không có biến động. Theo đó, giá gạo nguyên liệu IR 504 Việt duy trì ở mức 13.050 - 13.150 đồng/kg; gạo nguyên liệu dao động ở mức 12.900 - 13.000 đồng/kg; gạo nguyên liệu Sóc Trăng ở mức 12.250 - 12.350 đồng/kg; gạo nguyên liệu OM 5451 ở mức 13.700 - 13.800 đồng/kg; gạo nguyên liệu OM 18, Đài thơm 8 ở mức 14.050 - 14.150 đồng/kg.
Trên thị trường gạo, hôm nay giao dịch nhà máy chậm, sức mua các kho chậm lại, cho giá thấp. Giá nhiều loại gạo có xu hướng sụt. Tại Cần Thơ, gạo OM 5451 tiếp tục xu hướng giảm so với hôm qua. Tại Sa Đéc, Đồng Tháp gạo Japonica, IR 504 tiếp tục xu hướng giảm.
Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam duy trì ổn định. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), hiện giá gạo 25% tấm ở mức 618 USD/tấn, trong khi đó gạo 5% tấm giữ ổn định ở mức 653 USD/tấn.
Thời điểm cận Tết, giá lúa tiếp tục nhích lên từng ngày, khiến nông dân rất phấn khởi. Nguyên nhân giá là do nhu cầu tăng nhập khẩu gạo từ các đối tác chủ chốt, giúp Việt Nam có thêm đơn hàng xuất khẩu gạo trong nửa đầu năm 2024.
Hiện tại, nông dân Long An đã xuống giống dứt điểm vụ lúa Đông xuân 2023 - 2024 với diện tích gieo sạ trên 225.000 hecta, bằng 100% so với kế hoạch, tăng gần 12% so với cùng kỳ. Tính đến thời điểm hiện tại, nông dân đã thu hoạch trên 30.000 hecta, năng suất ước đạt 5,5 tấn/hecta, sản lượng trên 167.000 tấn.
Đặc biệt, trong tuần vừa qua, giá lúa tươi tại ruộng tiếp tục tăng lên khoảng 200 đồng/kg so với tuần trước. Cụ thể, giá nếp IR4625 từ 7.900 - 8.400 đồng/kg, lúa IR50404 và OM5451 có giá từ 8.800 - 9.400 đồng/kg; lúa Đài thơm 8 và ST24 có giá từ 9.000 - 9.600 đồng/kg.
Với giá này, mỗi hecta người dân có lãi từ 20 - 35 triệu đồng. Nhiều nông dân kỳ vọng giá lúa còn tiếp tục tăng ở cuối vụ nên chưa vội nhận cọc của thương lái. Đây là tín hiệu vui của ngành lúa gạo đầu năm 2024, báo Long An đưa tin.