Theo dự báo mới của Grand View Research, tiêu thụ các sản phẩm thay thế thịt dự kiến sẽ tăng trưởng mạnh trong 8 năm tới, sẽ đạt 234,7 tỷ USD vào năm 2030. Dự kiến sẽ tăng trưởng 42,1% từ năm 2022 đến năm 2030 do người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng chế độ ăn thuần chay cùng với nhận thức về sức khỏe được nâng cao. Hơn nữa, vấn đề nhận thức ngày càng cao về bảo vệ môi trường và đạo đức cũng đã thúc đẩy tăng trưởng sản phẩm này. Thịt làm từ thực vật là một sự thay thế lành mạnh hơn cho các sản phẩm thịt truyền thống.
Hơn một nửa số người sử dụng protein thích tiêu thụ nguồn protein tự nhiên, điều này đang thúc đẩy sự thay đổi nhu cầu đối với các chất dễ tiêu hóa và thực phẩm sạch. Các nhà nghiên cứu cho rằng khu vực Châu Á Thái Bình Dương dự kiến sẽ tăng trưởng nhanh nhất trong giai đoạn đến năm 2030. Các quốc gia như Trung Quốc, Australia và các quốc gia khác dự kiến sẽ tăng trưởng mạnh tiêu thụ các sản phẩm thay thế thịt do người tiêu dùng ở các quốc gia này thích cắt giảm tiêu thụ thịt và hình thành thói quen ăn uống lành mạnh hơn.
Phân khúc thịt sạch làm từ nấm (Mycoprotein) được dự báo sẽ tăng trưởng nhanh nhất vì sản xuất kinh tế hơn và giá giảm cũng được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tăng trưởng. Năm 2021, phân khúc kênh bán lẻ chiếm tỷ trọng doanh thu lớn nhất do các đợt ngừng hoạt động trên toàn cầu và kết quả là lượng tiêu thụ thực phẩm tại nhà gia tăng.