Tham khảo giá cà phê nhân xô tại Việt Nam  

TT nhân xô

Giá trung bình

Thay đổi

Đắk Lăk

35.300

-200

Lâm Đồng

34.600

-200

Gia Lai

35.100

-200

Đắk Nông

35.100

-200

Hồ tiêu

57.000

0

Tỷ giá USD/VND

23.300

+10

Đơn vị tính: VND/kg|FOB: USD($)/tấn

Nguồn: Diễn đàn của người làm cà phê

Báo cáo từ Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) cho biết, tổng xuất khẩu cà phê tăng mỗi năm kể từ 2010/11 với mức kỉ lục mới đạt được năm 2017/18 là 121,86 triệu bao, tăng 2% so với năm 2016/17.

 

Xuất khẩu cà phê mùa vụ 2017/18 tăng 2% lên 121,86 triệu bao so với mức 119,52 triệu bao của năm ngoái, với khối lượng xuất khẩu tháng 9 đạt 9,43 triệu bao, so với mức 8,75 triệu bao trong cùng kì năm 2017.

 

Trong 12 tháng kết thúc vào tháng 9/2018, tổng khối lượng xuất khẩu cà phê Arabica xanh đạt 70,95 triệu bao so với 70,51 triệu bao của năm ngoái; trong khi xuất khẩu cà phê Robusta tăng từ 38,87 triệu bao của năm 2017 lên 39,24 triệu bao.

 

Trong tháng 9, Brazil và Colombia chiếm 60,4% tổng xuất khẩu cà phê Arabica xanh, trong khi Việt Nam chiếm 60% tổng khối lượng cà phê Robusta xuất khẩu. Tại Việt Nam, xuất khẩu ghi nhận mức tăng 21,7% từ mức 23,54 triệu bao năm 2016/17 lên 28,64 triệu bao trong năm cà phê 2017/18. Con số này phản ánh sự tăng trưởng trong sản xuất, được hỗ trợ từ điều kiện thời tiết thuận lợi.

 

Mặc dù sản lượng tăng tại tất cả khu vực sản xuất cà phê, khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã trải nghiệm sự tăng trưởng mạnh nhất với sản lượng tăng 8,3% lên 47,95 triệu bao. Theo sau là khu vực Mexico - Trung Mỹ, nơi sản lượng tăng 4,3% lên 21,34 triệu bao. Nam Mỹ, khu vực sản xuất lớn nhất thế giới, có sản lượng cà phê tăng 3,3% lên 76,98 triệu bao trong khi châu phi tăng 3,4% lên 17,25 triệu bao.

 

Tiêu thụ cà phê trên thế giới được ước tính tăng 1,8% so với năm ngoái lên 161,93 triệu bao trong năm 2017/18. Trong đó, khu vực ghi nhận mức tăng trưởng nhanh nhất là châu Á - Thái Bình Dương, với lượng tiêu thụ trong năm 2017/18 tăng 3,1% so với năm ngoái lên 35,9%.

 

Bắc Mỹ là khu vực có tăng trưởng tiêu thụ nhanh thứ hai, tăng 2,6% lên 30,34 triệu bao. Còn châu Phi và Mexico - Trung Mỹ được dự báo tăng 1,7% so với năm ngoái lên lần lượt 11,08 triệu bao và 5,3 triệu bao trong năm 2017/18, đảo chiều so với năm 2016/17.