Giá dầu cọ kỳ hạn tháng 4/2021 trên sàn Bursa Malaysia tăng 23 ringgit, tương đương 0,7% lên 3.265 ringgit (806,77 USD)/tấn. Đầu phiên giao dịch, hợp đồng kỳ hạn này đã tăng tới 1,5% nhưng mất ngay 0,7% sau đó bởi xuất khẩu xấu đi.

Giá dầu đậu tương trên sàn Đại Liên tăng 1%, còn giá dầu cọ tăng 0,4%. Giá dầu đậu tương trên sàn Chicago cũng tăng nhẹ, tiếp nối đà tăng từ phiên giao dịch trước, với mức tăng từ phiên trước là 0,6%.

Giá dầu cọ chịu ảnh hưởng bởi giá dầu có liên quan khi cạnh thị phần trên thị trường dầu thực vật toàn cầu.
Tuy nhiên, tình hình xuất khẩu xấu đi đã hạn chế đà tăng. Xuất khẩu dầu cọ của Malaysia trong 25 ngày đầu tháng 1/2021 đã giảm 36,1% so với cùng giai đoạn năm 2020, theo khảo sát của Intertek Testing Services.
Cơ quan khảo sát hàng hóa Societe Generale de Surveillance cũng cho biết, xuất khẩu dầu cọ của nước này trong giai đoạn trên giảm 34,3% so với cùng kỳ năm trước.
Theo Anilkumar Bagani, người đứng đầu nghiên cứu của công ty môi giới dầu thực vật Sunvin Group có trụ sở tại Mumbai, lượng dầu cọ xuất khẩu trong tháng 1/2021 rất đáng thất vọng và không có nhiều nhu cầu mới đến từ các thị trường chủ chốt.
Indonesia đặt giá tham chiếu cho dầu cọ thô trong tháng 2/2021 xuống ở 839,69 USD/tấn, thấp hơn so với mức 951,86 USD/tấn trong tháng 1/2021, theo công bố của Bộ Thương mại nước này.
Dựa trên giá tham chiếu, thuế xuất khẩu dầu cọ thô trong tháng 2/2021 sẽ ở mức 18 USD/tấn và phí ở mức 150 USD/tấn, so với mức thuế và phí lần lượt trong tháng 1/2021 là 74 USD/tấn và 225 USD/tấn.

Nguồn: VITIC/Reuters