Đầu tháng 2/2023, Bộ năng lượng Indonesia đã tăng tỷ lệ pha trộn bắt buộc của nước này từ mức 30% diesel sinh học dầu cọ (B30) lên 35% (B35). Động thái này được dự đoán sẽ thúc đẩy mức sử dụng dầu cọ công nghiệp lên 12,3 triệu tấn trong năm 2022/23, theo báo cáo của Sở Nông nghiệp nước ngoài (FAS).
Báo cáo này chỉ ra, đây như là một phần của chương trình uỷ thác pha trộn dầu diesel sinh học năm 2023, chính phủ đã chỉ định 21 nhà sản xuất dầu diesel sinh học cung cấp 13,15 tỷ lít metyl este của axit béo (FAME).
Trong lĩnh vực thực phẩm, USDA đã tăng mức tiêu thụ dầu cọ dự kiến cho năm 2022/23 thêm 100.000 tấn lên 6,8 triệu tấn, do nhu cầu dầu ăn dự kiến sẽ tăng trong tháng Ramadan.
Báo cáo cũng cho biết, việc chính phủ chính thức dỡ bỏ tất cả các hạn chế bắt buộc liên quan đến Covid-19 hồi tháng 12 dự kiến sẽ thúc đẩy lĩnh vực du lịch và thực phẩm, đặc biệt trong mùa du lịch cao điểm xung quanh tháng Ramadan và lễ Eid.
Cùng với giá dầu cọ thô tăng, giá dầu ăn cũng tiếp tục tăng trong tháng 1/2023 và tại thời điểm báo cáo, tăng hơn 2% so với tháng 10/2022.
Vào cuối tháng 1/2022, chính phủ đã công bố kế hoạch tăng nguồn cung dầu ăn thêm 50% lên 450.000 tấn từ tháng 2 – tháng 3/2023 với dự đoán nhu cầu cao hơn trong tháng Ramadan.
USDA giữ nguyên dự báo trước đó về sản lượng dầu cọ Indonesia năm 2022/23 ở mức 44,7 triệu tấn, trong khi ước tính sản lượng không đổi ở mức 43,2 triệu tấn trong năm 2021/22. USDA cũng đã điều chỉnh dự báo xuất khẩu dầu cọ Indonesia năm 2022/23 xuống 28,8 triệu tấn do chính sách DMO sửa đổi của chính phủ nước này.
Cơ quan thời tiết BMKG đã cảnh báo hạn hán xảy ra tại Indonesia vào tháng 6 – tháng 9. Báo cáo cho biết một đợt hạn hán kéo dài và nghiêm trọng ở các khu vực trồng cọ dầu có thể sẽ ảnh hưởng đến sản lượng 5 – 6 tháng sau đó.
Chính phủ Indonesia đã hạ tỷ lệ xuất khẩu dầu cọ DMO từ đầu tháng 1/2023, thắt chặt các hạn chế đối với xuất khẩu dầu cọ để đảm bảo nguồn cung dầu ăn trong nước trước lễ hội Ramadan 2023.
Chính sách sửa đổi đã thay đổi tỷ lệ xuất khẩu DMO từ 1:8 thành 1:6, nghĩa là hiện tại, một nhà xuất khẩu sẽ được phép xuất khẩu 6 tấn dầu cọ hoặc sản phẩm dầu cọ khi đã bán ra 1 tấn dầu cọ tại thị trường nội địa (dưới dạng dầu cọ thô hoặc dầu ăn).
Việc Indonesia gia hạn miễn thuế xuất khẩu dầu cọ từ giữa tháng 7 – tháng 11/2022, được đưa ra để bù đắp những tác động tiêu cực của chính sách DMO đối với xuất khẩu, có thể khiến thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm dầu cọ lên 6 triệu tấn trong hai tháng đầu tiên của niên vụ 2022/23, tăng 53% so với cùng kỳ năm trước.
Cuối tháng 12/2022, Ấn Độ - nhà nhập khẩu chính các sản phẩm dầu cọ của Indonesia - đã gia hạn chính sách giảm thuế nhập khẩu đối với dầu cọ tinh chế nhập khẩu trong năm tiếp thị 2022/23, thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm dầu cọ của Indonesia sang nước này.
Tuy nhiên, nhập khẩu dầu cọ của Ấn Độ dự kiến sẽ chậm lại sau tháng 3/2023, do nguồn cung dầu thực vật trong nước dồi dào và khả năng cạnh tranh của dầu cọ thấp hơn so với các loại dầu thực vật khác.