Mexico là thị trường tiêu thụ đậu tương lớn nhất của Mỹ trong giai đoạn 2020 - 2021 do sản lượng trong nước giảm, dự báo năm 2021 - 2022 Mexico sẽ tiếp tục tăng nhập khẩu.
Dự báo sản lượng đậu tương Mexico đạt 650.000 tấn, gần bằng sản lượng 682.000 tấn của năm ngoái nhưng thấp hơn nhiều so với mức trung bình 838.000 tấn của các năm trước.
Xuất khẩu đậu tương của Mỹ sang Liên minh châu Âu cũng hứa hẹn nhiều triển vọng vì EU đã xóa bỏ thuế nhập khẩu 25% trong ít nhất một năm khi EU đạt được thỏa thuận thương mại trong hợp đồng nhôm và thép với Mỹ.
Thuế nhập khẩu vẫn được áp dụng đối với Vương quốc Anh nhưng có dấu hiệu cho thấy nước này cũng sẵn sàng khởi động các cuộc đàm phán với Mỹ. Bên cạnh đó, một số thị trường nhỏ hơn như Costa Rica, Guatemala, Peru và Nhật Bản cũng tăng cường nhập khẩu đậu tương của Mỹ.
Trong 10 tháng năm 2021 Mỹ đã xuất khẩu 437.745 tấn đậu tương, tăng so với 382.624 tấn của cùng kỳ năm 2020.
Đại dịch COVID là nguyên nhân dẫn đến nhập khẩu đậu tương tăng khi mọi người trên khắp thế giới tranh nhau tích trữ thức ăn do họ quan tâm mới đến việc ăn uống lành mạnh, tăng phong trào ăn chay. Cộng hòa Dominica là một thị trường nhập khẩu đậu tương lớn của Mỹ và hiện là thị trường miễn thuế và hạn ngạch.
Trung Quốc cũng đã từng là nước xuất khẩu đậu tương lớn nhưng hiện nay sản lượng đang giảm và họ đã trở thành nước nhập khẩu ròng đậu tương và rất quan tâm đến đậu tương của Mỹ.
Trung Quốc giảm xuất khẩu đang tạo cơ hội cho Mỹ giành thị phần ở các thị trường khác. Tuy nhiên, có những trở ngại mới phát sinh, như xu hướng chống toàn cầu hóa ngày càng tăng do COVID gây ra và rất nhiều quốc gia bắt đầu hướng nội hơn và có xu hướng tự cung tự cấp.
Nhiều quốc gia đang chuyển sang thắt chặt quy định về dư lượng tối đa đối với các loại thuốc trừ sâu (MRLs). Chính phủ Mỹ đã có các chính sách để giải quyết vấn đề MRL và đang vận động EU và Mexico vẫn mở cửa cho thị trường đậu tương Mỹ thay vì đóng cửa do các rào cản kỹ thuật.

Nguồn: Vinanet/VITIC/world-grain.com