Gạo được sản xuất chủ yếu ở các tỉnh Punjab và Sindh và vụ lúa đang trong giai đoạn sinh trưởng ở Sindh đã bị lũ tràn nước vào. Cả diện tích thu hoạch và sản lượng đều bị ảnh hưởng,
Trong chế độ ăn uống của người dân Pakistan, gạo được sử dụng ít hơn nhiều so với lúa mì. Với nguồn cung gạo khan hiếm hơn năm trước và giá cao hơn, lượng tiêu thụ dự kiến sẽ giảm nhẹ nhưng vẫn dẫn đến nguồn cung gạo xuất khẩu sụt giảm.
Trong năm 2021/22, xuất khẩu gạo Pakistan đã mở rộng đáng kể, tăng 26% lên 4,4 triệu tấn trong 11 tháng đầu tiên của năm tiếp thị. Xuất khẩu tùy thuộc vào những nước nhập khẩu chính bao gồm Afghanistan và Kenya, nhưng cũng đã mở rộng đáng kể sang các thị trường nhỏ hơn như Malaysia và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Sự tăng trưởng đáng chú ý nhất trong xuất khẩu của Pakistan trong năm 2021/22 là sang Trung Quốc, nơi xuất khẩu gạo tấm đã tăng hơn gấp đôi do nhu cầu sử dụng làm thức ăn chăn nuôi tăng mạnh.
Với nguồn cung thắt chặt hơn, xuất khẩu năm 2022/23 được dự báo sẽ trở lại mức bình thường, là 4,0 triệu tấn. Là nước xuất khẩu gạo lớn thứ tư thế giới, xuất khẩu giảm từ Pakistan có thể có lợi cho Ấn Độ, đối thủ cạnh tranh hàng đầu của nước này.
Cả hai nước đều xuất khẩu gạo basmati, gạo hạt dài xay xát thông thường, gạo đồ và gạo tấm.
Tuy nhiên, với việc Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo tấm, Pakistan vẫn có thể có cơ hội xuất khẩu sang Trung Quốc.
 

Nguồn: Vinanet/VITIC (Theo USDA)