Xuất khẩu thủy sản của Na Uy trong tháng 10/2023 đạt 18,4 tỷ NOK, tăng 22% so với tháng 10/2022. Sự tăng trưởng về xuất khẩu cá hồi tiếp tục góp phần quan trọng đưa kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Na Uy trong tháng 10 lên mức cao nhất hàng tháng từ đầu năm đến nay.
Ông Christian Chramer - Giám đốc điều hành của Hội đồng Hải sản Na Uy cho biết: Kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng mạnh do sự kết hợp giữa giá cá hồi xuất khẩu cao, khối lượng xuất khẩu tăng và đồng krone Na Uy suy yếu đã nâng tổng kim ngạch xuất khẩu lên mức cao kỷ lục.
Trong tháng 10/2023, xuất khẩu cá hồi của Na Uy đạt 12,5 tỷ NOK, chiếm 68% trong tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Na Uy, tăng 22% so với tháng 10/2022. Giá trị xuất khẩu cá hồi cả năm 2023 sẽ vượt 100 tỷ NOK. Tuy nhiên, phần lớn sự gia tăng giá trị có thể là do đồng krone Na Uy suy yếu hơn. Tính bằng euro, giá trị xuất khẩu cá hồi chỉ tăng 4% trong 10 tháng.
Tính chung 10 tháng năm nay, xuất khẩu thủy sản của Na Uy đạt 142,4 tỷ NOK , giảm so với mức 151,4 tỷ NOK trong cùng kỳ năm 2022.
Ba yếu tố thúc đẩy giá trị xuất khẩu: Ồng Christian Cramer cho biết, trong năm 2023 lạm phát lương thực cao, giá tăng và biến động tiền tệ mạnh mẽ. Những yếu tố này đã giúp kim ngạch xuất khẩu tính bằng đồng kroner Na Uy tăng cao, nâng giá trị xuất khẩu thủy sản năm nay lên mức cao kỷ lục.
Do giá tăng và sức mua giảm sút, nên thời gian qua, nhập khẩu và tiêu thụ thủy sản tại nhiều thị trường thủy sản lớn của châu Âu đều sụt giảm. Tuy nhiên, sự suy giảm lạm phát trong những tháng gần đây cũng như triển vọng kinh tế được cải thiện phần nào mang lại hy vọng rằng nhu cầu sẽ cải thiện ở châu Âu trong tương lai.
Thị trường xuất khẩu thủy sản của Na Uy tháng 10/2023
Các thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Na Uy trong tháng 10/2023 là Ba Lan, Đan Mạch và Mỹ.
Trong đó, Ba Lan có mức tăng lớn nhất, đạt 37.283 tấn, với giá trị xuất khẩu 740 triệu NOK, tăng 18% về khối lượng và tăng 41% về kim ngạch so với tháng 10/2022.
Hải sản đã được xuất khẩu sang tổng cộng 116 quốc gia, trong số các loài đánh bắt tự nhiên, cá trích và cá thu có giá trị tăng cao nhất trong tháng 10.
Xuất khẩu cá hồi tăng mạnh
Trong tháng 10/2023 Na Uy đã xuất khẩu 138.530 tấn cá hồi, trị giá 12,5 tỷ NOK, tăng 6% về khối lượng và tăng 22% về kim ngạch so với tháng 10/2022. Ba Lan, Pháp và Đan Mạch là thị trường tiêu thụ cá hồi lớn nhất trong tháng 10. Trong đó, xuất khẩu sang Ba Lan có mức tăng giá trị lớn nhất, tăng 660 triệu NOK, tương đương 41%, so với cùng tháng năm ngoái. Khối lượng xuất khẩu sang Ba Lan đạt mức 27.462 tấn, tăng 18% so với tháng 10/2022.
Italia là thị trường tăng trưởng lớn thứ ba của cá hồi trong tháng 10, sau Ba Lan và Đan Mạch. Mức tăng trưởng lên tới 50%, đạt 2,3 tỷ NOK.
Ông Tom-Jørgen Gangsø, đặc phái viên của Hội đồng Hải sản Na Uy tại Italia cho biết: Mặc dù đại dịch coronavirus, lạm phát gia tăng và giá cao đã góp phần khiến chi phí sinh hoạt cao hơn đáng kể, nhưng cá hồi Na Uy vẫn xuất khẩu tốt sang thị trường Italia. Nguyên nhâm do đồng krone Na Uy yếu và do nhu cầu tương đối mạnh đối với cá hồi Na Uy ở Italia.
Xuất hồi cá hồi hoa (trout) tăng
Trong tháng 10/2023 Na Uy đã xuất khẩu 6.305 tấn cá hồi hoa trị giá 570 triệu NOK, tăng 28% về khối lượng và tăng 26% về kim ngạch so với tháng 10/2022. Xuất khẩu chủ yếu sang Mỹ, Ukraine và Thái Lan. Xuất khẩu sang Belarus có mức tăng giá trị lớn nhất, đạt 37 triệu NOK, với khối lượng 439 tấn, trong khi tháng 10/2022 không xuất khẩu sang thị trường này..
Xuất khẩu cá tuyết tươi giảm
Trong tháng 10/2023 Na Uy đã xuất khẩu 1.870 tấn cá tuyết tươi đạt giá trị 118 triệu NOK, giảm 9% cả về khối lượng và kim ngạch so với tháng 10/2022. Xuất khẩu chủ yếu sang Đan Mạch, Tây Ban Nha và Hà Lan.
Xuất khẩu cá tuyết nuôi tiếp tục tăng 44%.
Trong tháng 10/2023 xuất khẩu 890 tấn cá tuyết tươi nuôi, đạt giá trị 52 triệu NOK, tăng hơn gấp đôi cả về giá trị và khối lượng so với tháng 10/2022.
Eivind Hestvik Brækkan, Nhà phân tích hải sản của Hội đồng hải sản Na Uy cho biết: Xuất khẩu cá tuyết tươi đánh bắt tự nhiên đang giảm do hạn ngạch và sản lượng giảm, Tây Ban Nha là quốc gia tiêu thụ cá tuyết nuôi lớn nhất của Na Uy trong tháng 10, với khối lượng hơn 300 tấn, hơn 80% cá tuyết đánh bắt tự nhiên đã được xuất khẩu sang Đan Mạch.
Khối lượng xuất khẩu cá tuyết tươi đánh bắt tự nhiên đạt 980 tấn, trị giá 66 triệu NOK, giảm 42% về lượng và giảm 38% về giá trị.
Trong tháng 10/2023 Na Uy đã xuất khẩu 4.349 tấn cá tuyết đông lạnh trị giá 246 triệu NOK, khối lượng xuất khẩu giảm 7% và giá trị giảm 10%, so với tháng 10/2022. Trung Quốc, Ba Lan và Anh là những thị trường tiêu thụ cá tuyết đông lạnh lớn nhất trong tháng 10. Mặc dù Trung Quốc là quốc gia tiêu thụ cá tuyết đông lạnh lớn nhất trong tháng 10, nhưng khối lượng vẫn tiếp tục giảm 16% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 1.375 tấn.
Eivind Hestvik Brækkan, Nhà phân tích hải sản của Hội đồng hải sản Na Uy, cho biết: Thị phần vào Trung Quốc thấp nhất trong 15 năm. Tính chung 10 tháng, chỉ có 17% xuất khẩu cá tuyết đông lạnh sang Trung Quốc. Tỷ trọng xuất khẩu cá tuyết đông lạnh sang châu Âu đã tăng đáng kể từ 56% lên 71%.
Xuất khẩu cá clipfish (cá khô đông đá) tăng
Trong tháng 10/2023 Na Uy đã xuất khẩu 11.204 tấn cá clipfish đạt giá trị 886 triệu NOK, tăng 19% về khối lượng và tăng 25% về kim ngạch so với tháng 10/2023. Bồ Đào Nha, Brazil và Congo-Brazzaville là những thị trường tiêu thụ cá đông đá (rockfish) lớn nhất trong tháng 10. Xuất khẩu cá tuyết clipfish tháng 10/2023 đạt 4.700 tấn, tương đương 571 triệu NOK, tăng 19% về khối lượng và tăng 33% về giá trị so với tháng 10/2022.
Brazil là thị trường lớn nhất của cá minh thái clipfish, Tháng 10/2023 xuất khẩu cá minh thái clipfish đạt 5.600 tấn, đạt giá trị 256 triệu NOK, tăng 23% về lượng và 17% về giá trị. Ngoài ra, cá voi và cá dài (clipfish of tusk and long fish) được xuất khẩu với giá trị lần lượt là 32 triệu NOK và 23 triệu NOK trong tháng 10.
Bồ Đào Nha là thị trường tiêu thụ cá tuyết clipfish lớn nhất, chiếm 76% giá trị xuất khẩu và khối lượng xuất khẩu tăng 15% trong tháng 10. Tính chung 10 tháng năm 2023, khối lượng xuất khẩu cá clipfish sang Bồ Đào Nha giảm 6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ông Trond Rismo - đặc phái viên của Hội đồng Thủy sản Na Uy tại Bồ Đào Nha, cho biết: Vào tháng 4, chính quyền Bồ Đào Nha đã giảm thuế VAT đối với một số mặt hàng thực phẩm thiết yếu, trong đó có mực nang. Điều này đã dẫn đến giá bán lẻ tại các cửa hàng giảm và khối lượng bán hàng tăng lên. Việc giảm thuế VAT sẽ góp phần tích cực vào việc tiêu thụ cá clipfish dịp Giáng sinh. Khi chương trình này dự kiến kết thúc vào năm mới, nó có thể ảnh hưởng đến tiêu dùng.
Xuất khẩu cá muối tăng
Trong tháng 10/2023 Na Uy đã xuất khẩu 2.186 tấn cá muối đạt giá trị 153 triệu NOK, tăng 33% về khối lượng và tăng 45% về kim ngạch so với tháng 10/2022. Bồ Đào Nha, Italia và Canada là những thị trường tiêu thụ cá muối lớn nhất. Bồ Đào Nha có mức tăng giá trị lớn nhất, tăng 69% so với tháng 10/2022. Khối lượng xuất khẩu sang Bồ Đào Nha đạt mức 1.153 tấn, tăng 40%.
Xuất khẩu cá khô không đổi
Trong tháng 10/2023 Na Uy đã xuất khẩu 521 tấn cá khô đạt giá trị 135 triệu NOK, khối lượng xuất khẩu giảm 4% và giá trị xuất khẩu không thay đổi so với tháng 10/2022. Italia, Croatia và Mỹ là những thị trường tiêu thụ cá khô lớn nhất trong tháng 10. Croatia có giá trị tăng mạnh nhất, với giá trị xuất khẩu đạt 7 triệu NOK, tăng 46% so với cùng tháng năm ngoái. Khối lượng xuất khẩu sang Croatia đạt mức 69 tấn, tăng 26%.
Eivind Hestvik Brækkan, Nhà phân tích hải sản của Hội đồng hải sản Na Uy cho biết: Cá khô xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Italia giảm 60 tấn trong tháng 10 xuống còn 270 tấn, nhưng tính chung trong 10 tháng năm nay khối lượng xuất khẩu sang Italia đã tăng 4%, lên 1.617 tấn.
Xuất khẩu cá trích tăng
Trong tháng 10/2023 Na Uy đã xuất khẩu 23.314 tấn cá trích trị giá 430 triệu NOK, giảm 20% về khối lượng nhưng tăng 5% về kim ngạch so với tháng 10/2022. Ba Lan, Lithuania và Đức là những thị trường tiêu thụ cá trích lớn nhất trong tháng 10. Khối lượng xuất khẩu giảm là do chuyển từ cá trích đông lạnh nguyên con sang phi lê.
Tháng 10/2022 xuất khẩu 11.000 tấn cá trích NVG nguyên con đông lạnh, nhưng tháng 10/2023 xuất khẩu giảm xuống còn 2.600 tấn. Jan Eirik Johnsen, Giám đốc thủy sản Pelagic của Hội đồng Hải sản Na Uy, cho biết giá cá trích NVG nguyên con đông lạnh tăng khoảng 20% so với cùng kỳ năm ngoái và chỉ có Ai Cập mới chấp nhận mức giá này.
Tính chung 10 tháng năm nay, xuất khẩu cá trích nguyên con đông lạnh đã đạt 61.500 tấn, giảm 35%.so với cùng kỳ năm ngoái.
Ông Johnsen cho răng: Nhu cầu phi lê cá trích vẫn còn tốt, đặc biệt là ở Lithuania, Ba Lan và Đức.
Trong tháng 10, xuất khẩu 14.400 tấn phi lê cá trích, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái, mặc dù giá phi lê cá trích tăng trung bình 18%. Hạn ngạch xuất khẩu cá trích năm nay thấp hơn so với năm ngoái và hạn ngạch đối với cá trích NVG nguyên con đông lạnh trong năm tới thậm chí còn thấp hơn, cùng với đồng krone yếu, góp phần đẩy giá xuất khẩu tăng cao.
Xuất khẩu cá thu tăng trưởng
Trong tháng 10/2023 Na Uy đã xuất khẩu 79.172 tấn cá thu với giá trị 1,8 tỷ NOK, tăng 4% về khối lượng và tăng 25% về kim ngạch so với tháng 10/2022. Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc là những thị trường tiêu thụ cá thu lớn nhất trong tháng 10.
Khối lượng xuất khẩ tăng và giá cá thu trung bình cao kỷ lục đã dẫn đến giá trị xuất khẩu tháng 10/2023 tăng cao. Giá xuất khẩu trung bình trong tháng 10/2023 là 22,50 NOK, so với 18,70 NOK vào tháng 10/2022, tăng 20%. Xu hướng tăng xuất khẩu trực tiếp sang Nhật Bản và tăng xuất khẩu để gia công tại Việt Nam thay vì Trung Quốc vẫn tiếp tục.
Ông Johnsen cho biết: Trong 10 tháng đầu năm đến nay, xuất khẩu sang Nhật Bản 55.000 tấn cá thu, tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái; xuất khẩu sang Trung Quốc 21.000 tấn, giảm 58%.
Xuất khẩu cua huỳnh đế tăng mạnh
Trong tháng 10/2023 Na Uy đã xuất khẩu 235 tấn cua huỳnh đế trị giá 125 triệu NOK, tăng 113% về khối lượng và tăng 61% về kim ngạch so với tháng 10/2022. Mỹ, Việt Nam và Hồng Kông là những thị trường tiêu thụ cua huỳnh đế lớn nhất trong tháng 10.
Josefine Voraa - Hội đồng Hải sản Na Uy, cho biết: Mặc dù nguồn cung cua hoàng đế Nga ở châu Á tăng lên và hoạt động đánh bắt cua hoàng đế đỏ ở Alaska trở lại, nhưng xuất khẩu cua hoàng đế Na Uy trong tháng 10 vẫn tăng mạnh.
Xuất khẩu cua hoàng đế sang Mỹ tiếp tục tăng sau lệnh trừng phạt đối với cua huỳnh đế của Nga, xuất khẩu đạt 153 tấn với giá trị 88 triệu NOK, một kỷ lục cả về khối lượng và giá trị trong một tháng đối với cua huỳnh đế sang Mỹ, tăng 212% về khối lượng và tăng 134% về kim ngạch so với tháng 10/2022. Nguyên nhân do giá trung bình của cua huỳnh đế sống và đông lạnh đang giảm, do đó giá trị tăng chủ yếu do khối lượng tăng và đồng krone Na Uy suy yếu. Đối với cua huỳnh đế đông lạnh, khối lượng tăng gấp 3 lần so với tháng 10/2022.
Ông Josefine Voraa cho biết: Do hiện nay có rất nhiều cua huỳnh đế Nga ở thị trường châu Á nên xuất khẩu cua huỳnh đế sống của Na Uy sang châu Á đang giảm so với vài tháng trước. Tuy nhiên, trong tháng 10/2023 đã có 41 tấn cua huỳnh đế sống, trị giá 13 triệu NOK được xuất khẩu sang châu Á, trong đó Việt Nam và Hồng Kông là thị trường lớn nhất, khối lượng tăng 277% so với tháng 10/2022, nhưng giá giảm tới 16% , từ 393 NOK/kg xuống 330 NOK/kg.
Xuất khẩu Cua tuyết giảm mạnh
Trong tháng 10/2023 Na Uy đã xuất khẩu 34 tấn cua tuyết trị giá 3 triệu NOK, giảm 85% về khối lượng và giảm 90% về kim ngạch so với tháng 10/2022. Bulgaria, Mỹ và Hà Lan là những thị trường tiêu thụ cua tuyết lớn nhất trong tháng 10. Bulgaria có mức tăng giá trị lớn nhất, đạt 26 tấn tương đương 2 triệu NOK, trong khi tháng 10/2022 không xuất khẩu sang thị trường này.
Xuất khẩu tôm tăng mạnh
Trong tháng 10/2023 Na Uy đã xuất khẩu 1.928 tấn tôm, trị giá 118 triệu NOK, tăng 32% về khối lượng và tăng 12% về kim ngạch so với tháng 10/2022. Anh, Thụy Điển và Hà Lan là những thị trường tôm lớn nhất trong tháng 10. Hà Lan có mức tăng giá trị lớn nhất trong tháng 10, đạt đạt 270 tấn, tương đương 8 triệu NOK, tăng 274% về khối lượng và tăng 121% về kim ngạch so với tháng 10/2022. Trong đó có 201 tấn tôm vỏ nấu chín đông lạnh đã xuất khẩu sang Hà Lan, trong khi tháng 10/2022 không xuất khẩu sang thị trường này.
Tôm sú luộc đông lạnh là sản phẩm có giá trị tăng mạnh nhất so với cùng tháng năm trước, tăng 14 triệu NOK. Tôm vỏ nấu chín đông lạnh trị giá 24 triệu NOK, trong đó có 142 tấn được xuất khẩu sang Ukraine, nơi vốn là thị trường tăng trưởng lớn cho tôm trong những tháng gần đây.
Xuất khẩu tôm bóc vỏ đông lạnh sang Anh tăng trưởng tốt. Anh là thị trường tôm lớn nhất trong tháng 10 và có giá tăng mạnh nhất từ đầu năm đến nay, đạt 796.000 NOK, tăng 11%, so với mức tương đối mạnh vào tháng 10/2022. Tôm bóc vỏ đông lạnh vẫn là sản phẩm có giá trị lớn nhất trong tháng 10, đạt 874 tấn với giá trị 76 triệu NOK, tương đương tháng 10/2022.