Các thông tin cơ bản cho thấy nguồn cung toàn cầu đang thắt chặt hơn sẽ là yếu tố hỗ trợ cho giá lúa mì
Giá lúa mì cũng chỉ đang giằng co quanh mức tham chiếu trong phiên sáng nay theo diễn biến chung của nhóm nông sản. Mặc dù cũng đang ở trong xu hướng đi ngang kéo dài gần 1 tháng qua nhưng so sánh với 2 mặt hàng còn lại là đậu tương và ngô thì lúa mì có thể sẽ trải qua những biến động mạnh mẽ hơn do cơ cấu cung – cầu lúa mì đang khá rõ ràng nên tâm lí thị tường sẽ ít phụ thuộc vào báo cáo ngày mai hơn. Ngoài mùa vụ tại Mỹ, gía cũng sẽ phả ứng mạnh với các thông tin xoay quanh nguồn cung của các nước sản xuất lớn khác.
Triển vọng mùa vụ lúa mì 22/23 vẫn đang trái chiều nhau nhưng theo chúng tôi, các số liệu và thông tin vẫn đang thiên về bên mua. Hãng tin Refinitiv đã cắt giảm dự báo sản lượng lúa mì niên vụ 22/23 của Canada xuống còn 33.3 triệu tấn, giảm 1% so với dự đoán trước đó do thời tiết khô nóng quay trở lại và ảnh hưởng xấu đến giai đoạn phát triển quan trọng của cây trồng. Mặc dù mật độ thảm thực vật vẫn đang ở mức tốt, tuy nhiên, thời tiết khô và nóng trong vài ngày qua dự báo sẽ tiếp tục kéo dài trong tuần tới. Thời tiết trong tháng 08 vẫn còn rất quan trọng vì nó ảnh hưởng lớn đến triển vọng năng suất cây trồng. Mặc dù dự báo sản lượng chỉ giảm nhẹ nhưng đây lại là thông tin tiềm ẩn “bullish” đối với giá do mùa vụ tại Canada, Nga và Brazil dự kiến sẽ giúp bù đắp cho tình trạng mùa vụ kém hơn tại Ukraine, Australia và Argentina. Nếu như nắng nóng vẫn tiếp tục duy trì sẽ xoá đi những kì vọng lạc quan ban đầu và thúc đẩy giá lúa mì.
Xét ở góc độ kĩ thuật, giá lúa mì đang ở trong nhịp tăng của khoảng sideway 750 – 840. Với các thông tin vẫn đang thiên về tác động bullish đối với mùa vụ Mỹ và Canada do ảnh hưởng của hạn hán kéo dài và rủi ro vẫn tiếp tục duy trì trong tháng 8 này, đà tăng có thể sẽ tiếp tục duy trì và giúp giá hướng lên vùng chặn trên của khoảng đi ngang.

Bông được kỳ vọng vẫn duy trì đà tăng do lo ngại nguồn cung thu hẹp tại Mỹ
Kết thúc phiên giao dịch 10/08, cả 2 mặt hàng bông và đường đều có sự khởi sắc. Trong đó, bông có được phiên tăng thứ 2 liên tiếp do lo ngại chất lượng và sản lượng bông tại Mỹ sẽ suy yếu khi chất lượng mùa vụ đang ở mức thấp nhất trong 05 năm trở lại đây, 2 mặt hàng đường cũng tăng hơn 1% mỗi loại dù nguồn cung nới lỏng khi các nhà máy ưu tiên lượng mía ép cho sản xuất đường.
Lo ngai về nguồn cung bông tại Mỹ vẫn được xem là yếu tố có tác động lớn nhất đến diễn biến giá mặt hàng này trước khi có số liệu cung – cầu từ báo cáo WASDE vào thứ 06 tuần này. Việc chất lượng mùa vụ tại đây bất ngờ giảm mạnh 7% sau số liệu khởi sắc từ báo cáo trước đã gây ra tâm lý lo lắng cho các nhà đầu tư, khiến lực mua áp đảo trong các phiên gần đây. Và điều này dự kiến sẽ tiếp tục được duy trì trong bối cảnh các thông tin cơ bản đang khá im ắng khi chờ đợi số liệu từ WASDE vào cuối tuần.
Dự báo thời tiết những ngày tiếp theo tại Texas đang có sự khởi sắc, bên cạnh việc nhiệt độ suy yếu khi giao động trong khoảng 35 - 36 độ C, vùng này cũng bắt đầu có những cơn mưa rải rác sau thời gian dài chịu tình trạng khô hạn kéo dài. Đây được xem là thông tin tích cực đối với chất lượng mùa vụ đang ở mức cực kỳ kém như hiện nay và dự kiến sẽ là nhân tố kìm hãm đà tăng của bông.
Xuất khẩu hàng dệt may tại Trung Quốc vượt kỳ vọng với mức tăng 17.6% so với cùng kỳ năm ngoái, cho thấy những ảnh hưởng từ lo ngại suy thoái kinh tế cũng như lệnh cấm nhập khẩu các mặt hàng từ bông của Mỹ hầu như không tác động đến nhu cầu tiêu thụ bông của nước này trong thời gian qua. Kỳ vọng đà tăng trưởng của ngành dệt may Trung Quốc vẫn tiếp tục được duy trì và kéo theo nhu cầu tiêu thụ bông gia tăng.
Về mặt kỹ thuật, giá đang giao động ở nửa trên dải Bollinger đi ngang và nằm trên cả 2 đường trung bình động MA10 và MA20, kết hợp đường MACD giao nhau với đường Signal chếch lên trên đường 0, thể hiện cho xu hướng tăng của giá. Kết với với các thông tin cơ bản đang thiên hướng tác động “bullish”, dự đoán giá bông trong phiên hôm nay tăng nhẹ lên 103 USD.

Đà tăng của giá đồng có thể chậm lại do việc giảm tải tiêu thụ điện tại Trung Quốc
Giá đồng tiếp tục đà tăng trong phiên sáng nay, được hưởng lợi từ mức lạm phát tại Mỹ có xu hướng hạ nhiệt đã khiến thị trường tin rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ thu hẹp tốc độ tăng lãi suất trong tương lai. Tuy nhiên, đà tăng có thể sẽ chậm lại khi các quan chức FED liên tục đưa ra các tín hiệu rằng chính sách thắt chặt tiền tệ nên được thúc đẩy. Bên cạnh đó, các yếu tố về nhu cầu tại Trung Quốc đang gặp nhiều thách thức do ảnh hưởng từ việc phân bổ nguồn điện tại nhiều khu vực.
Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Minneapolis cho biết trong một Hội nghị kinh tế rằng ông không thấy yếu tố gì có thể thay đổi việc nâng lãi suất chính sách của Fed lên 3.9% vào cuối năm 2022 và lên 4.4% vào cuối năm 2023. Trong khi Chủ tịch Fed Chicago ủng hộ lãi suất có thể đạt 3.25% -3.5% trong năm nay. Hiện nay, lãi suất đang nằm trong khoảng từ 2.25% - 2.5%. Trước hàng loạt các động thái cứng rắn từ các quan chức FED, đà tăng của đồng có thể sẽ chậm lại.
Bên cạnh đó, về yếu tố cung cầu, do nhiệt độ tăng vọt, nhiều khu vực ở miền đông Trung Quốc gần đây đã ban hành cảnh báo nhiệt màu cam, và phụ tải điện tăng mạnh. Do đó, chính quyền địa phương tại nhiều tỉnh thành khu vực này đang tiến hành phân bổ lại lượng điện và nhiều doanh nghiệp nhận được thông báo cắt điện.
Theo khảo sát của SMM, các nhà máy luyện đồng ở Chiết Giang và An Huy hiện đang giảm sản lượng đồng cathode. Trong đó, 1 nhà máy luyện lớn tại Chiết Giang, chiếm 4% tổng công suất luyện đồng của Trung Quốc đã phải giảm sản lượng. Ngoài ra, các nhà sản xuất hạ nguồn kinh doanh chế biến dây điện, động cơ và thanh đồng tráng men, đều nhận được thông báo cắt điện. Việc cắt giảm điện năng nhằm mục đích ngăn chặn tình trạng quá tải điện do nhiệt độ cao có thể sẽ khiến nhu cầu về đồng đối với các nhà máy luyện suy yếu và gây áp lực đến giá đồng.

Giá dầu sẽ không nhận được quá nhiều hỗ trợ từ sau báo cáo của IEA chiều nay bất chấp dự báo tăng nhu cầu
Trong báo cáo mới nhất, Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA đã nâng dự báo nhu cầu tiêu thụ dầu thế giới thêm 500,000 thùng/ngày. Đây là nhận định trái ngược với quan điểm mà EIA đưa ra trong báo cáo Triển vọng Năng lượng Ngắn hạn mới đây. Tuy nhiên, thị trường hiện tại không còn phản ứng quá mạnh với thông tin này, chủ yếu do yếu tố nguồn cung.
Trong quý IV/2022, tăng trưởng nhu cầu sẽ chậm lại từ 5.1 triệu thùng/ngày trong quý I xuống chỉ còn 40,000 thùng/ngày. Như vậy, có thể thấy sự tăng trưởng trong số liệu báo cáo tháng 8 của IEA chủ yếu đến từ sự điều chỉnh trong giai đoạn nửa đầu năm. Từ giờ cho đến cuối năm, khó có thể kỳ vọng một sự đột phá trong tiêu thụ dầu, trừ nhu cầu chuyển đổi từ khí sang dầu để chạy máy phát điện.
Theo đó, xuất khẩu dầu của Nga trong tháng 7 đạt 7.4 triệu thùng/ngày, giảm 600,000 thùng/ngày so với số liệu đầu năm. Con số này không hề lớn, so với tương quan, trong các báo cáo giai đoạn tháng 3-5, IEA luôn cảnh báo dầu của Nga sẽ giảm mạnh 3-4 triệu thùng/ngày. Nhất là khi EU cũng đã áp đặt các chính sách để giảm tiêu thụ dầu từ Nga, thì con số 600,000 thùng/ngày là rất nhỏ và không còn đủ sức để tạo ra lực mua lớn. Do đó, tồn kho dầu toàn cầu được dự báo sẽ tăng 900,000 thùng/ngày trong phần còn lại của năm.

Nguồn: Vinanet/VITIC/MXV