Nguồn cung thắt chặt có thể sẽ giúp cho giá lúa mì quay trở lại đà tăng trong phiên tối
Lúa mì trong giai đoạn vừa qua vẫn thường là mặt hàng biến động mạnh nhất và dẫn dắt xu hướng chung của nhóm nông sản trong phiên sáng. Mở cửa phiên 18/02, giá lúa mì đang giảm trở lại sau khi tăng tới 2% trong phiên hôm qua do áp lực chốt lời ở vùng kháng cự tâm lí 800.
Các lô hàng của Trung Quốc được Hội đồng ngũ cốc quốc tế (IGC) dự báo ở mức cao mới vào cuối niên vụ 21/22, chiếm gần một nửa tổng khối lượng toàn cầu. Sản lượng lúa mì toàn cầu cũng bị cắt giảm, khiến cho tồn kho tiếp tục thắt chặt trong niên vụ thứ tư liên tiếp, và là mức thấp nhất trong chín năm qua.
Bên cạnh đó, mùa vụ lúa mì đang phát triển tại Mỹ cũng gặp phải khó khăn khi tình trạng khô hạn đang mở rộng và nghiêm trọng hơn. Điều này dẫn tới việc triển vọng sản lượng thu hoạch có thể sẽ không đạt được như kỳ vọng ban đầu của thị trường. Trong bối cảnh giá các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đều có xu hướng lập đỉnh trở lại vào đầu năm nay, các quốc gia mua hàng cũng đang nhập khẩu nhiều lúa mì và tăng thành phần để thay thế cho ngô.
Khánh Linh
 
Giá cà phê trên cả hai Sở có thể không đi theo các yếu tố cơ bản trong ngắn hạn
Kết thúc phiên giao dịch 17/2, giá Arabica giảm gần 1% về 250.7 cents/pound, giá Robusta trái lại không thay đổi so với phiên trước đó, và biến động rất ít, dừng chân ở mức 2274 USD/tấn. Chênh lệch giá giá giữa hai Sở vẫn ở mức 58% chiết khấu cho giá Robusta.
Chịu chung sức ép bán cùng với các thị trường đầu tư rủi ro trên thế giới, phe mua không thể giữ lại sắc xanh cho cả hai mặt hàng cà phê. Căng thẳng địa chính trị giữa Nga và Ukraine leo thang đang khiến cho dòng tiền dịch chuyển về các thị trường trú ẩn an toàn.
Hiện mọi sự chú ý của các nhà đầu tư đang đổ về mức tồn kho trên Sở ICE US, sau khi đã giảm xuống còn 1.016 triệu bao. Rất có thể, mức tồn kho này sẽ giảm về dưới 1 triệu bao trong tuần tới, khi mà số liệu xuất khẩu mới nhất cho thấy tình hình nguồn cung ở cả Brazil và Colombia đều ít hơn so với kỳ vọng.
Cơ quan Phát triển Cà phê Uganda (UCDA) đã báo cáo rằng xuất khẩu cà phê của này trong tháng 1 thấp hơn 9.8% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 402,212 bao. Cụ thể, xuất khẩu cà phê Robusta của Uganda giảm 20.8% so với cùng tháng năm ngoái, chỉ đạt 315,265 bao và xuất khẩu arabica tăng 80.84% lên 86,947 bao xuất khẩu trong tháng 1 năm nay.
Tiên Phạm
 
Tồn kho thấp trên toàn thế giới sẽ hỗ trợ cho giá đồng tiếp cận lại ngưỡng 4.7 USD
Kết thúc phiên giao dịch 17/2, giá đồng giảm 0.3% sau ba phiên tăng liên tiếp. Trong sáng nay, giá đã tăng trở lại và đang hướng về mốc kháng cự cũ 4.6 USD.
Có thể thấy, xu hướng tăng trên thị trường đồng vẫn còn khá vững, giá chỉ chịu áp lực trong ngắn hạn do lực bán tháo vì căng thẳng địa chính trị giữa Nga và Ukraine.
Theo số liệu mới nhất của Refinitiv, tồn kho đồng trên cả ba Sở lớn hiện đang có dấu hiệu giảm nhẹ. Cụ thể, mức dự trữ trên Sở Thượng Hải giảm nhẹ từ 71,000 tấn về 70,349 tấn. Tồn kho trên Sở COMEX vẫn liên tục giảm, và hiện còn 75,146 USD, thấp hơn khá nhiều so với mức đỉnh 81,000 tấn. Tồn kho trên Sở LME hiện giảm nhẹ về 74,275 tấn. Ngoài ra, ở thị trường nội địa Trung Quốc, nơi tiêu thụ đồng lớn nhất thế giới, tồn kho tăng thêm 34,440 tấn ở cả khu vực ngoại quan và trong kho của các tỉnh như Chiết Giang hay Thượng Hải.
Đáng chú ý, mức tồn kho ngoại quan cao hơn bởi tình trạng tắc nghẽn tại các cảng ở Trung Quốc đang làm chậm quá trình vận chuyển mọi thứ. Nếu tình trạng này kéo dài, và mức tồn kho trong nước không đủ để đáp ứng các nhu cầu sản xuất và hoạt động công nghiệp của tuần tới, giá đồng có thể tăng mạnh.
Tiên Phạm
 
Giá dầu duy trì xu hướng giằng co, tuy nhiên vẫn có khả năng tăng trở lại trong tối nay
Giá dầu tiếp tục giảm trong ngày hôm qua khi thị trường giằng co giữa các tin tức mới nhất từ Nga – Ukraine và sức ép từ diễn biến thị trường tài chính chung. Kết thúc phiên giao dịch, giá WTI tháng 4 giảm 1.95% xuống 90.04 USD/thùng, giá Brent tháng 4 giảm 1.94% xuống 92.97 USD/thùng.
Thị trường giờ vẫn đang giằng co giữa 2 lực trái chiều. Thứ nhất, vẫn là các căng thẳng địa chính trị giữa NATO và Nga. Hôm nay sẽ tiếp tục là một ngày bận rộn với các cuộc gặp gỡ và lịch trình dày đặc giữa các bên. Hôm nay dự kiến Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ tổ chức một cuộc về cuộc khủng hoảng Ukraine với các nhà lãnh đạo của Canada, Pháp, Đức, Ý, Ba Lan, Romania, Anh, Liên minh châu Âu và NATO.
Tùy thuộc vào các phát biểu và cả cách cách phương tiện truyền thông đưa tin về biểu gặp mặt lần này mà thị trường có thể sẽ biến động mạnh theo. Thứ 6 tuần trước, khi thị trường chờ đợi tuần đóng cửa giảm đầu tiên của dầu sau 7 tuần, chỉ cần một cảnh báo về chiến tranh của Mỹ cũng đã đủ để dầu đảo chiều xu hướng và đóng cửa trong sắc xanh. Với lịch trình ngoại giao dự kiến của Biden như tối nay, khó có thể loại trừ khả năng hôm nay dầu cũng sẽ có diễn biến bất ngờ.
Hồng Hoa

Nguồn: Vinanet/VITIC/MXV