Giá lúa mì có thể tiếp tục duy trì đà tăng trước phiên nghỉ lễ trước lo ngại về nguồn cung
Giá lúa mì mở cửa phiên giao dịch ngày 23/12 vẫn đang tiếp tục nối dài 5 phiên tăng liên tiếp trước đó. Mặc dù kể từ sau báo cáo Cung – cầu tháng 12, tác động “bearish” đối với lúa mì đã trở nên rõ ràng khi tồn kho thế giới niên vụ 2021/22 tăng lên do sản lượng cải thiện ở một số nước sản xuất chính.
Tuy nhiên, đến hiện tại, đà tăng của lúa mì hiện tại đã chấm dứt xu hướng giảm dài hạn trước đó trước lo ngại về nguồn cung ở Mỹ.
Thiệt hại do bão và gió to gây ra bởi cơn bão và gió lớn trong tuần trước nhưng nguy cơ thời tiết lại tiếp tục đe doạ đến cây trồng đang trong quá trình hồi phục. Một phần diện tích ở Kansas đã bị hư hỏng và vẫn chưa được gieo trồng lại.
Trong khi đó, nhiệt độ tăng lên cũng khiến cho tuyết sẽ không xuất hiện và phủ một lớp bảo vệ. Điều kiện mặt đất khô hạn Kansas đến Texas sẽ khiến cây lúa mì mùa đông dễ bị thiệt hại do chết mùa đông, vì cái lạnh có thể dễ dàng di chuyển xuống đất nếu không có tuyết phủ. Đây sẽ là yếu tố tác động “bullsih” trong trung hạn đối với giá lúa mì.

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) tổng hợp
Khánh Linh
 
Thị trường Arabica đang có điểm vào tốt hơn thị trường Robusta
Giá hai mặt hàng cà phê tiếp tục tăng, với hợp đồng Arabica kỳ hạn tháng 3/2022 tăng 2.3% lên 233.55 cents/pound, giá Robusta tăng 0.95% lên 2339 USD/tấn. Chênh lệch giá giữa hai Sở được nới rộng lên trở lại mức 55% chiết khấu cho giá Robusta.
Kể từ đầu tuần đến nay, giá cà phê có xu hướng chuyển động chung cùng với giá các thị trường tài chính thế giới. Trong phiên thứ hai giá giảm mạnh vì tâm lý bán tháo lan tỏa khắp các thị trường, và tới hai phiên gần đây, giá cà phê đang hồi phục lại cùng cả thị trường hàng hóa và thị trường chứng khoán.
Những lo ngại về sự nguy hiểm của biến thể Omicron đã giảm bớt, khi nhiều nghiên cứu mới nhất của Đại học Imperial, Anh Quốc, cho thấy, nguy cơ phải nhập viện đối với biến thể Omicron thấp hơn 20 – 25% so với biến thể Delta, và nguy cơ ở lại bệnh viện một đêm thấp hơn đên 40%.
Bên cạnh đó, việc đồng Real Brazi đang mạnh lên trở lại cũng là yếu tố thúc đẩy sức mua đối với cả hai mặt hàng cà phê trong phiên hôm qua. Hiện cả hai mặt hàng cà phê đều đã phục hồi gần hết phiên giảm mạnh của thứ sáu tuần trước, nên xu thế tăng của thị trường có thể lại được khôi phục trở lại.

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) tổng hợp
Tiên Phạm
 
Giá đồng có thể tăng tuy nhiên sẽ khó vượt được khoảng đi ngang
Kết thúc phiên hôm qua, giá đồng tăng 1% lên 4.39 USD/pound, mức cao nhất trong vòng hai tuần. Trong giai đoạn này, thị trường đồng đang bị tác động chính bởi các yếu tố vĩ mô và các tin tức về dịch bệnh, thay vì các yếu tố về cung cầu.
Nếu như phiên hôm qua, giá đồng hồi phục khi mà biến thể Omicron không nguy hiểm so với biến thể Delta. Tuy nhiên, nhà tiêu thụ đồng lớn nhất thế giới là Trung Quốc đã tiến hành phong tỏa thành phố Tây An, với hơn 13 triệu dân. Đây cũng là đợt phong tỏa lớn nhất, kể từ thời điểm dịch bùng phát ở Vũ Hán. Nếu biến thể Omicron tiếp tục lây lan mạnh, và Bắc Kinh kiên định với chính sách “Không Covid” các hoạt động đi lại, và vận chuyển có thể bị ảnh hưởng rất nhiều.
Việc hạn chế đi lại cũng sẽ làm giảm số lượng công nhân làm việc ở các nhà máy, dẫn đến việc hoạt động sản xuất bị cắt giảm, theo đó là nhu cầu tiêu thụ đồng giảm.
Thêm vào đó, những chính sách này có thể ngăn cản sự tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, và sẽ khiến cho triển vọng của giá đồng trở nên tiêu cực hơn.

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) tổng hợp
Tiên Phạm
 
Đà tăng không vững mạnh, giá dầu có thể gặp áp lực giảm trong 1-2 phiên tới
Giá dầu bật tăng mạnh mẽ trở lại trong phiên hôm qua khi các thông tin tích cực về tồn kho dầu và triển vọng về việc kiểm soát dịch COVID-19. Kết thúc phiên giao dịch, giá WTI tăng 2.31% lên 72.76 USD/thùng trong khi giá Brent tăng 1.77% lên 75.29 USD/thùng.
Giá WTI chạm 73 và giá Brent vượt 75.6 trong phiên tuy nhiên lại đang gặp áp lực trở lại do các điểm yếu trong các yếu tố “bullish” trong phiên tối qua. Thứ nhất, mặt dù tồn kho dầu thô giảm 4.7 triệu thùng, tồn kho các sản phẩm lọc dầu chính như xăng cũng tăng rất mạnh lên 5.5 triệu thùng, trong khi tồn kho nhiên liệu chưng cất 0.4 triệu thùng. Trong khi đó nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu lại giảm 2.7 triệu thùng.
Do đó, điều quan trọng là trong các tuần tới lượng sản phẩm mà các nhà sản xuất đang trữ có được thị trường tiêu thụ hết hay không. Nếu không, lượng tồn kho dầu và nhiên liệu có thể sẽ tăng trở lại trong các báo cáo tới, nhất là trong thời điểm tháng 1. Mặc dù các chính phủ châu Âu kiểm chế không phong tỏa trong dịp Giáng sinh, tuy nhiên hầu hết lại gợi ý rằng có thể sẽ phải thắt chặt các biện pháp hạn chế đi lại ngay sau đó.

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) tổng hợp
Hồng Hoa

Nguồn: Vinanet/VITIC/MXV