Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong 8 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt trên 4,4 tỷ USD, tăng 1,4% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó, riêng sản phẩm gỗ xuất khẩu đạt 3,19 tỷ USD, chiếm trên 72% tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này, đạt mức tăng 4,99% so với cùng kỳ. Dự kiến cả năm nay xuất khẩu nhóm sản phẩm nay sẽ đạt mục tiêu đặt ra là 7,2 tỷ USD.

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu sang rất nhiều thị trường; trong đó Hoa Kỳ là thị trường tiêu thụ lớn nhất các loại gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam, chiếm 39,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước, đạt 1,75 tỷ USD; tiếp đến thị trường Nhật Bản 644 triệu USD, chiếm 14,6%; Trung Quốc 637 triệu USD, chiếm 14,5%; Hàn Quốc 376,2 triệu USD, chiếm 8,5%.

Trong 8 tháng qua, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang đa số các thị trường bị sụt giảm kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó, giảm mạnh ở các thị trường như: Na Uy giảm trên 40%, Hồng Kông giảm 68%, Ấn Độ giảm 45%, . ngoài ra các thị trường khác như Nam Phi, Phần Lan, Áo… cũng bị sụt giảm đáng kể. Tuy nhiên, xuất khẩu lại tăng mạnh ở một vài thị trường như: Campuchia, Mexico, Bồ Đào Nha với mức tăng tương ứng 455%,  111% và 65% so với cùng kỳ.

Đáng chú ý, thị trường Hoa Kỳ nhiều tiềm năng hiện đã trở thành đích ngắm của nhiều nước xuất khẩu gỗ, trong đó có Trung Quốc. Gần đây nhiều DN sản xuất, chế biến gỗ xuất khẩu của Trung Quốc đã đầu tư vào Việt Nam dưới hình thức thành lập DN có vốn FDI để sản xuất sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ từ Việt Nam, sau đó xuất khẩu vào Hoa Kỳ. Việc đầu tư ồ ạt của DN Trung Quốc vào ngành gỗ tại Việt Nam không chỉ khiến các DN trong nước mất đơn hàng và chịu sự cạnh tranh khốc liệt, mà còn tiềm ẩn nguy cơ các sản phẩm đồ gỗ sẽ phải đối mặt với việc bị kiện chống bán phá giá từ một số quốc gia như Hoa Kỳ, Nhật, EU do lượng hàng xuất khẩu tăng quá nhanh và có mức giá rẻ.

Hàng năm, Việt Nam XK khoảng 20 loại mặt hàng thuộc nhóm gỗ HS 44 sang Hoa Kỳ, với kim ngạch XK thu được khoảng trên dưới 100 triệu USD, chiếm khoảng dưới 5% trong tổng kim ngạch XK. Các mặt hàng thuộc nhóm sản phẩm gỗ HS 94 được XK sang Hoa Kỳ đa dạng hơn nhiều so với các sản phẩm thuộc nhóm HS 44. Cụ thể, kim ngạch XK đạt được từ nhóm sản phẩm gỗ HS 94 cao hơn khoảng 10 lần kim ngạch của các mặt hàng nhóm gỗ HS 44, chiếm trên 95% trong tổng kim ngạch XK các mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ sang Hoa Kỳ. Điểm chung của các mặt hàng XK này là, hầu hết các loài gỗ trong các sản phẩm XK là gỗ có nguồn gốc từ NK từ các nguồn có tính hợp pháp rõ ràng như từ Hoa Kỳ, EU và một số nước châu Mỹ La Tinh. Tuy nhiên, cũng có một số sản phẩm được làm từ gỗ có nguồn gốc từ các khu vực rừng tự nhiên nhiệt đới.

Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết mà Việt Nam và Hoa Kỳ là thành viên tiếp tục mở ra cơ hội hợp tác cho cả hai quốc gia trong thương mại gỗ trong thời gian tới.

Tại thị trường Nhật Bản, tình hình cũng khá khả quan khi tốc độ tăng trưởng về kim ngạch XK gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam trong giai đoạn 2013-2015 đạt bình quân khoảng 13%/năm. Các mặt hàng XK quan trọng nhất của Việt Nam vào Nhật Bản bao gồm dăm gỗ, đồ nội thất phòng ngủ, đồ gỗ ngoài trời, ghế gỗ và đồ nội thất văn phòng. Một số chuyên gia nhìn nhận: Hiệp định TPP, trong đó Nhật Bản là một trong những quốc gia thành viên sẽ tạo cơ hội lớn cho các DN ngành gỗ gia tăng thị phần tiêu thụ các mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ. Bên cạnh đó, những thay đổi về chính sách có liên quan đến sản phẩm gỗ tại Nhật Bản gần đây cũng đang tạo ra những cơ hội lớn cho ngành công nghiệp chế biến gỗ XK của Việt Nam.

Số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ về xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 8 tháng đầu năm 2016

ĐVT: USD

Thị trường

8T/2016

8T/2015

+/- (%) 8T/2016

so với cùng kỳ

Tổng kim ngạch

4.408.306.556

4.346.667.638

+1,42

Sản phẩm gỗ

3.190.754.790

3.039.015.557

+4,99

Hoa Kỳ

1.751.404.076

1.686.088.408

+3,87

Nhật Bản

644.011.953

654.305.796

-1,57

Trung Quốc

637.140.089

575.766.622

+10,66

Hàn Quốc

376.228.177

319.601.519

+17,72

Anh

209.324.964

186.568.781

+12,20

Australia

106.014.699

97.371.397

+8,88

Canada

84.488.310

101.433.397

-16,71

Pháp

64.598.044

60.679.253

+6,46

Đức

63.594.207

74.735.481

-14,91

Hà Lan

45.727.797

45.126.625

+1,33

Đài Loan

41.887.840

48.715.164

-14,01

Ấn Độ

34.280.119

62.726.166

-45,35

Malaysia

26.489.218

36.597.587

-27,62

Hồng Kông

23.414.189

73.515.440

-68,15

Bỉ

19.395.505

20.386.544

-4,86

NewZealand

17.514.620

17.386.171

+0,74

Italia

17.212.778

18.663.601

-7,77

Ả rập Xê Út

15.684.756

17.279.171

-9,23

Thụy Điển

14.149.263

15.403.436

-8,14

Tây Ban Nha

13.800.469

13.546.657

+1,87

Thái Lan

13.484.694

13.932.264

-3,21

U.A.E

12.843.552

11.630.019

+10,43

Singapore

10.453.585

10.071.700

+3,79

Thổ Nhĩ Kỳ

9.483.486

8.584.224

+10,48

Đan Mạch

9.132.876

9.519.713

-4,06

Ba Lan

8.702.439

8.825.789

-1,40

Campuchia

8.583.233

1.547.432

+454,68

Mexico

8.535.277

4.045.852

+110,96

Cô Oét

5.343.136

5.500.475

-2,86

Nam Phi

4.268.846

7.755.769

-44,96

Na Uy

2.675.513

4.437.593

-39,71

Hy Lạp

2.554.136

3.578.199

-28,62

Nga

2.166.509

2.587.594

-16,27

Bồ Đào Nha

1.809.651

1.094.732

+65,31

Phần Lan

1.160.050

2.032.528

-42,93

Áo

920.892

1.641.260

-43,89

Thụy Sĩ

718.604

828.918

-13,31

Séc

511.246

516.385

-1,00

 

Nguồn: Vinanet