Điện thoại các loại và linh kiện mặc dù giảm 39,3% so với cùng kỳ năm trước nhưng vẫn là nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất sang thị trường pháp trong 7 tháng/2021, đạt 338,2 triệu USD, chiếm 18,4% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tiếp theo là mặt hàng giày dép các loại, đạt 321,4 triệu USD, tăng 31,1%, chiếm 17,5% tỷ trọng xuất khẩu. Tiếp đến là hàng dệt may chiếm 304,8 triệu USD, tăng 24,1%, chiếm 16,6% tỷ trọng xuất khẩu.
Trong 7 tháng đầu năm 2021, một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng so với cùng kỳ năm 2020: Xuất khẩu phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 87,3%; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 29,4%; máy móc, thiết bị dụng cụ phụ tùng khác tăng 30%; sản phẩm từ chất dẻo tăng 56,8%; hàng rau quả tăng 61,8%; đá quý, kim loại quý và sản phẩm tăng 80%; sản phẩm từ cao su tăng 132,3%; hạt tiêu tăng 89,5%; sản phẩm gốm sứ tăng 44,3%.
Theo Vụ Thị trường châu Âu-châu Mỹ (Bộ Công Thương), trong những năm gần đây, Pháp luôn là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam trong khối Liên minh EU. Riêng trong lĩnh vực xuất khẩu, Pháp hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của Việt Nam trong Liên minh EU (EU27), chỉ đứng sau Hà Lan, Đức, Áo và chiếm khoảng 10% tỷ trọng trên tổng xuất khẩu hàng hóa sang EU. Tuy nhiên, tỷ trọng hàng Việt Nam tại thị trường này còn khá khiêm tốn, chỉ chiếm khoảng 1,1% trên tổng nhập khẩu của Pháp.
Số liệu xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Pháp 7 tháng đầu năm 2021

(Tính toán số liệu công bố ngày 12/8 của TCHQ)

 

Nguồn: VITIC