1. Xuất khẩu sang đa số các thị trường chủ lực trong khối EU đều tăng
EVFTA là Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới giúp cho việc kết nối Việt Nam với nền kinh tế của 27 nước thành viên của EU, các cam kết ở rất nhiều lĩnh vực và mức độ cam kết cao hơn hầu hết các FTA Việt Nam đã ký kết.
Năm 2023, kim ngạch trao đổi thương mại giữa Việt Nam và các nước thành viên EU đạt 72,3 tỷ USD, giảm 5,3% so với năm 2022, thặng dư thương mại đạt 34,3 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước EU năm 2022 đạt 46,8 tỷ USD, tăng 16,7% so với năm 2021. Kim ngạch nhập khẩu từ các nước EVFTA đạt 15,4 tỷ USD, giảm 8,6% so với năm 2021. Nhiều mặt hàng quan trọng của Việt Nam xuất khẩu sang EU tiếp tục tăng, như thủy sản tăng 29,5%, rau quả tăng 34,2%, giày dép tăng 49,7%, dệt may tăng 43,4%, gỗ và sản phẩm gỗ tăng 85,2%... Các thị trường xuất khẩu chính là Hà Lan, Đức, Italia, Bi, Pháp…
Sau 4 năm có hiệu lực, Hiệp định EVFTA góp phần củng cố vị thế của Việt Nam tại châu Âu. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 2 chiều giữa Việt Nam và EU 7 tháng năm 2024 đạt gần 38,88 tỷ USD, giảm 4,14% so với 7 tháng năm 2023; trong đó, xuất khẩu hàng hóa sang EU tăng 16,74%, đạt trên 29,57 tỷ USD, nhập khẩu tăng 10,1%, đạt trên 9,31 tỷ USD. Như vậy, 7 tháng năm 2024 Việt Nam xuất siêu sang EU gần 20,26 tỷ USD, tăng 20,08% so với 7 tháng năm 2023.
Riêng tháng 7/2024, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam với EU đạt trên 6,45 tỷ USD, tăng 15,4% so với tháng 6/2024. Trong tháng 7/2024, Việt Nam xuất siêu sang EU 3,24 tỷ USD, tăng 9,09% so với tháng 6/2024.
Nhờ Hiệp định EVFTA, người tiêu dùng Việt Nam đang ngày càng có nhiều cơ hội tiếp cận với nhiều sản phẩm hàng hóa đa dạng và chất lượng cao từ châu Âu với giá thành hợp lý hơn, khi thuế nhập khẩu cho nhiều sản phẩm từ châu Âu vào Việt Nam đang giảm theo lộ trình đến 0% theo cam kết của Hiệp định EVFTA. Người dân đã được mua các sản phẩm nông sản từ châu Âu (như: Rau củ quả, sữa và ngũ cốc) với mức giá phù hợp; cùng với đó, nhiều mặt hàng nhập khẩu như: máy móc, thiết bị từ châu Âu cũng bắt đầu giảm theo lộ trình giúp cho các doanh nghiệp trong nước nâng cao quá trình sản xuất và tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng cao.
Ở chiều ngược lại, các ngành hàng có lợi thế xuất khẩu sang EU như: Dệt may, da giày và lĩnh vực vận chuyển đã tạo ra nhiều việc làm mới cho người lao động Việt Nam. Người lao động cũng có cơ hội nâng cao trình độ chuyên môn để đáp ứng các yêu cầu mới từ EVFTA.
EVFTA góp phần củng cố vị thế của Việt Nam
Hiệp định EVFTA từ khi có hiệu lực đến nay đã cơ bản đạt được mục tiêu đề ra trong việc thúc đẩy quan hệ tổng thể giữa hai bên. Tỷ trọng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU đã tăng lên và Việt Nam trở thành quốc gia có thị phần lớn nhất so với các nước trong khu vực ASEAN xuất khẩu vào EU. EVFTA giúp nhiều nhà nhập khẩu EU biết tới các nhà cung ứng Việt Nam hơn…
Theo khảo sát của VCCI (Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam), tỷ lệ doanh nghiệp hiểu về EVFTA cao hơn so với các FTA khác, gần 50% doanh nghiệp từng hưởng những lợi ích cụ thể từ EVFTA, kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang EU tăng 16,7% vào năm 2022 và gần 20% năn 2023.
Ông Dominik Meichle, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu (Eurocharm) tại Việt Nam đánh giá, EVFTA đã giúp Việt Nam vươn lên chiếm ưu thế trở thành một trong hai nước ASEAN duy nhất (cùng với Singapore) có hiệp định thương mại tự do với EU.
Chủ tịch Eurocharm cũng nhìn nhận, EVFTA đã và đang góp phần củng cố vị thế của Việt Nam như một điểm đến hấp dẫn cho đầu tư châu Âu, tạo "cú huých" hút dòng vốn FDI từ EU vào Việt Nam .
EVFTA góp phần đưa EU lên vị trí thứ 6 trong số các nhà đầu tư FDI nhiều nhất vào Việt Nam với 2,450 dự án, tổng số vốn đầu tư hơn 28 tỷ euro. Cho dù, Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam – EU (EVIPA) vẫn đang trong quá trình phê chuẩn, chưa được thực thi.
Ông Dominik Meichle dẫn chứng, trong bối cảnh xu thế FDI toàn cầu suy giảm, các doanh nghiệp lớn tại EU vẫn tin tưởng vào tiềm năng của Việt Nam và đầu tư hơn 800 triệu euro chỉ trong vòng 9 tháng (từ tháng 01-9/2023).
Theo Chỉ số Niềm tin Kinh doanh của EuroCham, 1/4 thành viên EuroCham Việt Nam cho biết họ đang được hưởng lợi từ EVFTA thông qua việc giảm thuế, tiếp cận thị trường tốt hơn và tăng khả năng cạnh tranh.
Đại diện EuroCham kỳ vọng, trong thời gian tới, EVFTA sẽ tiếp tục mang đến tác động tích cực, sâu rộng hơn, thúc đẩy môi trường kinh doanh minh bạch, qua đó, tạo điều kiện mang lại kết quả đôi bên cùng có lợi cho cả EU và Việt Nam.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 2 chiều giữa Việt Nam và EU 7 tháng năm 2024 đạt gần 38,88 tỷ USD, giảm 4,14% so với 7 tháng năm 2023; trong đó, xuất khẩu hàng hóa sang EU tăng 16,74%, đạt trên 29,57 tỷ USD, nhập khẩu tăng 10,1%, đạt trên 9,31 tỷ USD. Như vậy, 7 tháng năm 2024 Việt Nam xuất siêu sang EU gần 20,26 tỷ USD, tăng 20,08% so với 7 tháng năm 2023.
2. Thị trường xuất khẩu
Trong 7 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu sang đa số các thị trường chủ lực trong khối EU đều tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm 2023. Có một số mặt hàng đạt trên 2 tỷ, trong đó xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Hà Lan đạt trên 7,26 tỷ USD, chiếm 24,56% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá sang EU, tăng 28,9% so với cùng kỳ năm 2023; Đứng thứ 2 là thị trường Đức đạt trên 4,58 tỷ USD, chiếm 15,49%, tăng nhẹ 4,84%; Tiếp đến thị trường Italia đạt trên 2,95 tỷ USD, chiếm gần 10%, tăng 7,71%; Xuất khẩu sang thị trường Tây Ban Nha đạt 2,35 tỷ USD, chiếm 7,96%, tăng trên 20%. Tiếp đến thị trường Bỉ đạt trên 2,19 tỷ, chiếm 7,42% trong tổng kim ngạch, tăng 14,81% so với cùng kỳ năm 2023.
Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường đối tác EVFTA 7 tháng năm 2024
ĐVT: USD
Thị trường
|
T7/2024
|
So với T6/2024(%)
|
7T/2024
|
So với
7T/2023 (%)
|
Tỷ trọng (%)
|
Tổng KN XK
|
4.842.414.711
|
13,13
|
29.573.993.587
|
16,74
|
100
|
Hà Lan
|
1.115.832.730
|
-2,79
|
7.262.779.761
|
28,9
|
24,56
|
Đức
|
763.892.576
|
20,3
|
4.581.377.658
|
4,84
|
15,49
|
Italy
|
413.851.399
|
7,22
|
2.953.904.671
|
7,71
|
9,99
|
Tây Ban Nha
|
384.726.911
|
24,84
|
2.353.399.399
|
20,09
|
7,96
|
Bỉ
|
341.028.022
|
0,46
|
2.193.913.130
|
14,81
|
7,42
|
Pháp
|
351.476.068
|
26
|
1.928.162.091
|
3,45
|
6,52
|
Ba Lan
|
261.890.703
|
10,03
|
1.715.984.548
|
26,63
|
5,80
|
Áo
|
217.020.534
|
48,23
|
1.247.419.824
|
-19,03
|
4,22
|
Slovakia
|
220.798.138
|
46,27
|
948.182.239
|
73,72
|
3,21
|
Séc
|
142.046.048
|
8,2
|
802.890.786
|
73,62
|
2,71
|
Thụy Điển
|
95.127.001
|
24,53
|
606.097.087
|
6,27
|
2,05
|
Ireland
|
170.506.941
|
71,07
|
576.636.211
|
108,21
|
1,95
|
Hungary
|
77.633.224
|
10,83
|
392.217.879
|
66,04
|
1,33
|
Bồ Đào Nha
|
34.915.341
|
-1,08
|
311.847.588
|
-3,79
|
1,05
|
Đan Mạch
|
37.518.177
|
-7,33
|
252.483.320
|
30,43
|
0,85
|
Slovenia
|
36.846.107
|
27,3
|
244.656.087
|
10,46
|
0,83
|
Hy Lạp
|
38.294.036
|
-16,55
|
242.371.085
|
0,54
|
0,82
|
Romania
|
38.086.681
|
35,42
|
208.753.992
|
37,21
|
0,71
|
Latvia
|
25.988.146
|
45,8
|
166.515.560
|
-13,95
|
0,56
|
Phần Lan
|
27.183.383
|
54,83
|
137.144.372
|
-4,26
|
0,46
|
Bulgaria
|
11.409.296
|
-46,03
|
124.600.767
|
45,26
|
0,42
|
Luxembourg
|
8.377.528
|
3,23
|
99.296.053
|
32,98
|
0,34
|
Lithuania
|
11.125.961
|
-11,6
|
95.667.755
|
12,02
|
0,32
|
Croatia
|
4.387.567
|
-35,87
|
52.425.495
|
-4,86
|
0,18
|
Síp
|
4.634.665
|
20,9
|
41.350.292
|
29,23
|
0,14
|
Estonia
|
6.529.776
|
51,04
|
25.304.726
|
13,39
|
0,09
|
Malta
|
1.287.752
|
-6,46
|
8.611.211
|
-78,18
|
0,03
|
Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam