Tuy nhiên, tính chung từ đầu năm đến hết tháng 9/2016, xuất khẩu mặt hàng này lại tăng nhẹ, tăng 1,4%, đạt 4,9 tỷ USD – đây cũng là một trong những mặt hàng – trong câu lạc bộ xuất khẩu 1 tỷ USD.

Gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đã có mặt tại 37 quốc gia trên thế giới,  trong đó Hoa Kỳ là thị trường chủ lực xuất khẩu mặt hàng này, chiếm 39,9% tổng kim ngạch,  đạt 1,9 tỷ USD. Đứng thứ hai về kim ngạch là Nhật Bản, với 728,6 triệu USD, tuy nhiên tốc độ xuất khẩu sang thị trường này lại giảm nhẹ, giảm 0,65%.

Đáng chú ý, là thị trường có vị trí địa lý thuận lợi về vận chuyển hàng hóa, nhưng  xuất khẩu gỗ và sản phẩm sang Trung Quốc chỉ đứng thứ ba trong bảng xếp hạng, đạt 717,7 triệu USD, tăng 9,29%. Kế đến là Hàn quốc, Anh, Australia, Canada, Đức….

Nhìn chung, 9 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gỗ và sản phẩm sang các thị trường có tốc độ tăng trưởng dương chỉ chiếm 48,6% và xuất khẩu sang  Campuchia tăng mạnh nhất, tăng 428,49%, ngược lại thị trường với tốc độ tăng trưởng âm chiếm tới 51,3% và xuất sang  Hongkong (Trung Quốc) giảm mạnh nhất, giảm 71,08%, tương ứng với 24,8%.

Ngoài thị trường Campuchia có tốc độ tăng mạnh, còn có một số thị trường tăng trưởng khá như: Mehico, tăng 116,75%,  Bồ Đào Nha tăng 52,54%.

Thống kê sơ bộ của TCHQ về thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 9 tháng 2016

ĐVT: USD

Thị trường

9 tháng 2016

So sánh cùng kỳ năm 2015 (%)

Tổng cộng

4.979.920.798

1,4

Hoa Kỳ

1.987.005.530

4,21

Nhật Bản

728.600.598

-0,65

Trung Quốc

717.741.554

9,29

Hàn Quốc

425.599.396

17,25

Anh

231.004.386

11,20

Australia

121.163.840

7,68

Canada

96.257.170

-15,86

Đức

71.777.097

-13,71

Pháp

71.468.008

6,22

HàLan

50.363.941

1,99

Đài Loan

46.832.970

-13,37

ẤnĐộ

38.085.101

-45,54

Malaixia

30.575.599

-22,07

hongkong

24.860.034

-71,08

Bỉ

21.089.080

-4,28

Niuzilan

20.757.976

2,99

Italia

19.313.596

-10,13

Saudi Arabia

17.036.307

-10,91

Thuỵ Điển

15.900.505

-4,58

TháiLan

15.577.043

-0,16

Tây Ban Nha

15.252.635

2,97

UAE

14.511.307

7,41

Xingapo

12.059.449

5,38

Thổ Nhĩ Kỳ

10.503.064

12,40

Ba Lan

10.343.984

8,88

Đan Mạch

10.069.161

-0,64

Cămpuchia

9.416.559

428,49

Mêhicô

9.384.880

116,75

Nam Phi

5.169.016

-42,33

Nauy

3.184.494

-37,78

Hy Lạp

2.612.384

-27,43

Nga

2.252.349

-21,15

Bồ Đào Nha

1.809.651

52,54

Phần Lan

1.305.819

-38,93

Áo

1.021.348

-40,60

Thuỵ Sỹ

722.073

-23,42

Séc

501.935

-2,94

Đối với thị trường Hoa Kỳ, là thị trường xuất khẩu chủ lực, mặc dù kim ngạch xuất khẩu sang đây liên tục tăng qua các năm cán mốc 2 tỷ USD. Tuy nhiên, bài học lớn từ những vụ kiện chống bán phá giá thủy sản thời gian qua đang làm các chuyên môn ngành xuất khẩu gỗ Việt Nam phải đắn đo.

Theo báo cáo của Tổ chức Forest Trend, hiện nay, Hoa Kỳ là nguồn cung gỗ nguyên liệu lớn và an toàn nhất về mặt pháp lý với gần 700.000 m3 gỗ quy tròn, chiếm gần 20% trong tổng lượng gỗ nguyên liệu nhập khẩu từ tất cả các nguồn vào VN hàng năm. Đồng thời, đây cũng là thị trường xuất khẩu quan trọng nhất cho ngành gỗ VN, với kim ngạch hàng năm lên tới trên 2 tỉ USD, chiếm trên 30% trong tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gỗ của VN, và tiếp tục có mức tăng trưởng ổn định, bình quân 10-15%/năm.

Phó Chủ tịch Thường trực Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP HCM (HAWA), ông Huỳnh Văn Hạnh cho rằng, vấn đề cần quan tâm nhất của xuất khẩu gỗ sang thị trường Hoa Kỳ hiện nay là áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp. Bởi lẽ, xuất khẩu gỗ VN hiện đang có điểm bán phá giá là 6/8, đây là ngưỡng điểm an toàn nhưng với triển vọng phát triển như hiện nay, nguy cơ bị kiện chống bán phá giá tại thị trường Mỹ là điều khó tránh đối với doanh nghiệp VN như những gì đã xảy ra với xuất khẩu thủy sản những năm gần đây- ông Hạnh.

Được biết, gần đây khi tiếp xúc với rất nhiều nhà đầu tư mới của Trung Quốc có ý định đầu tư vào ngành này nhằm hưởng lợi từ TPP và Hiệp định thương mại tự do VN – EU (EVFTA), Đại diện Vifores cho rằng, để tận dụng những ưu đãi khi TPP được thông qua, Trung Quốc đã mở rộng thị trường đầu tư xuất khẩu và hiện có dấu hiệu “lấn sân” tại thị trường VN. Nếu xét về tổng thể giá trị XK gỗ và sản phẩm gỗ, các doanh nghiệp FDI chỉ chiếm khoảng 47%, tuy nhiên khi tách riêng giá trị XK sản phẩm gỗ trong 7 tháng đầu năm nay, con số này lên tới 59% tổng giá trị XK (1,616 tỷ USD / 2,734 tỷ USD).

Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Tôn Quyền – Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Vifores cho rằng, trong tổng số 500 doanh nghiệp FDI thì các doanh nghiệp Trung Quốc đã chiếm khoảng 1/3. Gần đây, nhiều nhà đầu tư mới của Trung Quốc có ý định đầu tư vào ngành gỗ nhằm hưởng lợi từ quá trình hội nhập của VN, đặc biệt là từ TPP. Mỗi năm Trung Quốc XK sang thị trường Mỹ khoảng 12 tỷ USD đồ gỗ, trong khi VN mới ở mức 2 tỷ USD. Có thể thấy, dư địa thị trường để XK sản phẩm gỗ từ VN sang Hoa Kỳ còn rất lớn nên các doanh nghiệp Trung Quốc mới chuyển hướng đầu tư. Bên cạnh đó, lý do quan trọng là hiện nay sản phẩm gỗ của Trung Quốc XK vào Hoa Kỳ bị áp thuế chống bán phá giá rất cao nên đầu tư vào VN là bước tính kỹ lưỡng của các doanh nghiệp Trung Quốc nhằm hưởng lợi từ việc miễn thuế khi các Hiệp định thương mại (FTA), nhất là TPP có hiệu lực. Bình Dương hiện là một trong những khu vực ghi nhận sự đầu tư ồ ạt của các doanh nghiệp Trung Quốc vào ngành chế biến gỗ thời gian gần đây – ông Quyền phân tích.

Nguồn: VITIC/Diễn đàn Doanh nghiệp

 

Nguồn: Vinanet