Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) cho rằng sở dĩ giá thành phân bón tăng cao (cả tiêu thụ trong nước và xuất khẩu) bởi nguyên liệu đầu vào của lĩnh vực này tăng mạnh. Đơn cử như để sản xuất phân DPA phải có lưu huỳnh và từ đầu năm đến nay giá nhập khẩu mặt hàng này tăng 85,6%; hay mặt hàng kali nhập khẩu để sản xuất phân NPK cũng tăng 82%, ngoài ra, chưa kể việc tăng giá nguyên liệu, chi phí logistics…
Về thị trường, đa phần phân bón của Việt Nam được xuất khẩu sang các nước châu Á. Trong đó, thị trường lớn nhất là Campuchia với 146.476 tấn, kim ngạch 80,14 triệu USD, giá trung bình 547 USD/tấn, giảm nhẹ 2,1% về khối lượng, nhưng kim ngạch tăng 61,8% và giá tăng 65,2%. Thị trường lớn thứ hai là Hàn Quốc với 43.076 tấn, kim ngạch 34,3 triệu USD, giá trung bình 796 USD/tấn, tăng 197,7% về lượng, tăng 807,4% về kim ngạch và tăng 205% về giá.
Các thị trường lớn khác đều nằm ở Đông Nam Á như: Malaysia 66.381 tấn, kim ngạch 28,47 triệu USD; Lào với 26.288 tấn, kim ngạch 13,82 triệu USD; Myanmar với 21.596 tấn, kim ngạch 15,4 triệu USD; Philippines với 21.116 tấn, kim ngạch 17 triệu USD…
Xuất khẩu phân bón sang thị trường các nước FTA RCEP đạt 343.060 tấn, tương đương 202,95 triệu USD, tăng mạnh 40% về lượng và tăng 160,8% kim ngạch so với cùng kỳ 2021, chiếm 54,6% trong tổng khối lượng và chiến 49% trong tổng kim ngạch.
Xuất khẩu sang thị trường các nước FTA CPTTP đạt 76.024 tấn, tương đương 35,34 triệu USD, tăng 139,7 % về lượng và tăng 382,8% kim ngạch so với cùng kỳ 2021, chiếm 12% trong tổng khối lượng và chiến 8,6% trong tổng kim ngạch.

Xuất khẩu phân bón 4 tháng năm 2022

(Tính toán từ số liệu công bố ngày 12/5/2022 của TCHQ)

Xuất khẩu phân bón 4 tháng năm 2022 tăng cao

Nguồn: Vinanet/VITIC