Số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam cho biết, tháng 7/2016, cả nước đã nhập khẩu trên 1,3 triệu tấn than đá, trị giá 88 triệu USD, tăng 8,3% về lượng và tang 13,1% vể trị giá so với tháng 6, nâng lượng than đá nhập khẩu 7 tháng đầu năm nay lên 8,3 triệu tấn than đá, chiếm 1/4 thị phần thị trường than Việt Nam, trị giá 521,3 triệu USD, tăng 208,3% về lượng và tăng 114,3% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Việt Nam nhập khẩu than từ 6 quốc gia trên thế giới, trong đó chủ yếu nhập từ Austrlaia, chiếm 31,9% tổng lượng than nhập, đạt trị giá 169 triệu USD, tăng 355,82% về lượng và tăng 163,91% về trị giá so với cùng kỳ 2015. Đứng thứ hai là thị trường Nga, đạt 2,5 triệu tấn, trị giá 163,6 triệu USD, tăng 369,88% về lượng và tăng 297,97% về trị giá – đây là thị trường có lượng nhập tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm trước. Kế đến là thị trường Indonesia, tăng 57,18% về lượng và tăng 10,92% về trị giá, đạt tương ứng 1,5 nghìn tấn, trị giá 66,9 triệu USD.

Nhìn chung, 7 tháng đầu năm nay, nhập khẩu than đá từ các thị trường đều tăng trưởng dương, duy nhất chỉ có thị trường Malaysia là suy giảm cả lượng và trị giá, giảm lần lượt 52,91% và 65,98%, tương ứng với 48 nghìn tấn, trị giá 2 triệu USD.

Theo Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV), trong hơn 8 triệu tấn than nhập về trong 7 tháng đầu năm nay, trong đó TKV chỉ thực hiện 863 nghìn tấn.

Nguyễn Văn Biên – Phó Tổng giám đốc TKV – cho biết, hiện nay, tại thị trường trong nước, loại than cám 6a1 khu vực Hòn Gai, Cẩm Phả đang được nhiều hộ sử dụng lựa chọn và tiêu thụ với sản lượng lớn. Song, theo cân đối cơ cấu các chủng loại than trong nước thì loại than cám 6a1 hiện không đáp ứng đủ nhu cầu và ước tính năm 2016 sẽ thiếu khoảng 3 triệu tấn. Trong khi loại than tương đương vùng miền Tây Quảng Ninh sản xuất (than Mạo Khê, Uông Bí, Vàng Danh) thì thị trường ít có nhu cầu hơn do đặc tính lưu huỳnh cao hơn, chất bốc thấp hơn nên tồn kho lớn.

Bên cạnh đó, hiện trên thế giới, nguồn than cung đang vượt cầu, có giá tốt, là thời điểm thuận lợi để thiết lập, đàm phán, đặt quan hệ lâu dài với các đối tác cung cấp than. Tuy nhiên, ông Biên cũng lưu ý, bắt đầu từ quý II/2016, giá than thế giới đã có chiều hướng tăng cao hơn khoảng 10 USD/tấn so với quý I.

Thực tế này đang tạo áp lực không nhỏ đến ngành than trong nước và đòi hỏi cần sớm quy hoạch, sắp xếp lại các đầu mối NK than theo hướng tinh gọn, hiệu quả. 

Thị trường  nhập khẩu than đá 7 tháng 2016

Thị trường

7T/2016

So sánh cùng kỳ 2015 (%)

Lượng (Tấn)

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá

Tổng

8.376.540

521.378.812

208,3

114,3

Australia

2.674.586

169.030.475

355,82

163,91

Nga

2.592.663

163.654.144

369,88

297,97

Indonesia

1.502.142

66.975.251

57,18

10,92

Trung Quốc

1.168.508

93.899.658

148,75

40,94

Malaysia

48.020

2.092.369

-52,91

-65,98

Nhật Bản

42

39.612

5,00

8,34


Nguồn: VITIC/Báo Công Thương điện tử

 

Nguồn: Vinanet