Giày dép của Việt Nam, xuất khẩu sang rất nhiều thị trường trên thế giới, nhưng đứng đầu về kim ngạch là thị trường Hoa Kỳ, chiếm 34,6% tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép của cả nước, đạt 4,03 tỷ USD, tăng 9,9% với cùng kỳ năm 2015.

Tiếp sau là thị trường Trung Quốc với 811,8 triệu USD, tăng 17%, chiếm 7%; Bỉ đạt 744,2 triệu USD, chiếm 6,4%, tăng 15,6%; Đức 670,7 triệu USD, chiếm 5,7%, tăng 8,8%; Nhật 609,5 triệu USD, tăng 12,6%.

Xét về mức tăng trưởng xuất khẩu giày dép 11 tháng đầu năm nay so với 11 tháng đầu năm 2015 thì thấy xuất khẩu sang đa số các thị trường đều đạt mức tăng trưởng dương về kim ngạch; trong đó, tăng mạnh ở một số thị trường như: Achentina (+52,4%); Ucraina (+54,9%); Thái Lan (+37,8%), Ấn Độ (37,5%).

Nhận định về triển vọng xuất khẩu giày dép năm 2017, nhiều chuyên gia cho rằng sẽ có triển vọng tốt hơn, bởi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á - Âu (FTA VN-EAEU) có hiệu lực sẽ mở rộng cánh cửa thị trường được đánh giá còn nhiều tiềm năng, nhất là thị trường Nga. Hiện, kim ngạch XK giày dép của Việt Nam sang Nga còn rất khiêm tốn. Với những ưu đãi hấp dẫn về thuế quan, FTA VN-EAEU sẽ mở một kênh đủ lớn cho giày dép Việt đi thẳng vào Nga, giúp tiết kiệm đáng kể chi phí, thời gian, qua đó đẩy mạnh XK sâu hơn sang các thị trường trong khối như Belarus, Kazakhsta.

Hoa Kỳ vẫn tiếp tục là thị trường lớn nhất của ngành Da giày Việt Nam. Trong những năm gần đây, XK vào Hoa Kỳ luôn đạt mức tăng trưởng 20%/năm và Việt Nam là nhà XK giày dép lớn thứ hai vào thị trường này. Ngoài ra, với lợi thế về nhân công, nền chính trị ổn định, hơn 30 năm kinh nghiệm sản xuất giày dép…, ngành Da giày Việt Nam vẫn rất hấp dẫn khách hàng…

Cùng đó, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) dự kiến có hiệu lực vào đầu năm 2018 cũng tạo một làn sóng mới cho DN trong nước. Hiệp định này sẽ giúp thu hút đầu tư nước ngoài và đơn hàng mạnh mẽ hơn, đồng thời là động lực thúc đẩy DN trong nước cải thiện năng lực sản xuất, tài chính, tăng khả năng tiếp nhận đơn hàng mới. “EVFTA có hiệu lực, nhờ có lợi thế về thuế, cho dù sức tiêu thụ tại thị trường EU chưa khởi sắc, Việt Nam vẫn có cơ hội tăng XK nhờ “ăn” vào thị phần của các đối thủ cạnh tranh” - bà Xuân phân tích.

Với những triển vọng trên, đại diện Lefaso dự báo: Năm 2017, DN sản xuất giày, dép trong nước có khả năng không thiếu đơn hàng. Tuy nhiên, thị trường cũng sẽ có nhiều biến động. Do đó, DN phải luôn bám sát thị trường, nắm bắt thông tin nhằm điều chỉnh định hướng sản xuất, kinh doanh kịp thời. DN tập trung nâng cao năng lực nội tại bằng cách đầu tư xứng đáng cho phát triển nguồn nhân lực, ứng dụng khoa học công nghệ mới, cải tiến hệ thống quản lý sản xuất nhằm tiết kiệm chi phí, giảm thời gian giao hàng. Trước mắt, DN trong ngành, nhất là với các DN nhỏ và vừa, cần liên kết để sản xuất được các đơn hàng lớn, tăng sức cạnh tranh.

Như vậy, với nhiều tín hiệu sáng, hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN da giày trong năm 2017 được dự báo sẽ bớt khó khăn hơn. Đặc biệt, tình trạng thiếu đơn hàng được cải thiện sẽ giúp cho DN có thời gian hồi phục và tiếp tục đầu tư nâng cao năng lực sản xuất, tận dụng các cơ hội mới.

Số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ về xuất khẩu giày dép 11 tháng đầu năm 2016

ĐVT: USD

Thị trường

11T/2016

11T/2015

+/- (%) 11T/2016 so với cùng kỳ

Tổng kim ngạch

11.668.338.217

10.801.841.803

+8,02

Hoa Kỳ

4.031.764.776

3.668.416.383

+9,90

Trung Quốc

811.788.851

693.516.392

+17,05

Bỉ

744.204.821

643.533.883

+15,64

Đức

670.700.327

616.506.269

+8,79

Nhật Bản

609.533.456

541.196.179

+12,63

Anh

563.642.093

631.004.453

-10,68

Hà Lan

529.582.213

470.783.983

+12,49

Pháp

405.415.110

376.309.995

+7,73

Hàn Quốc

302.628.727

273.407.898

+10,69

Italia

297.894.194

303.700.407

-1,91

Tây Ban Nha

239.780.858

253.372.186

-5,36

Mexico

232.853.779

211.231.110

+10,24

Canada

223.594.563

191.296.818

+16,88

Australia

188.593.401

161.882.752

+16,50

Hồng Kông

151.712.311

148.284.254

+2,31

Braxin

144.001.854

197.478.676

27,08

Chi Lê

114.222.045

98.710.709

+15,71

Đài Loan

113.258.882

103.394.861

+9,54

Tiểu vương quốc Ả Rập TN

111.379.815

103.587.387

+7,52

Nam Phi

111.046.418

100.210.595

+10,81

Panama

99.346.889

118.204.418

-15,95

Nga

92.527.417

69.296.384

+33,52

Slovakia

78.940.069

79.155.880

-0,27

Achentina

57.177.974

37.527.551

+52,36

Malaysia

46.051.251

44.368.041

+3,79

Philippines

42.453.714

40.207.166

+5,59

Singapore

42.179.137

42.101.664

+0,18

Ấn Độ

41.863.274

30.454.434

+37,46

Séc

41.077.051

48.767.154

-15,77

Đan Mạch

40.837.105

48.860.815

-16,42

Thụy Điển

38.660.184

38.745.502

-0,22

Thổ Nhĩ Kỳ

38.049.827

39.639.224

-4,01

Thái Lan

36.488.352

26.484.624

+37,77

Israel

32.849.599

32.197.162

+2,03

Áo

31.764.112

30.060.779

+5,67

Hy Lạp

29.900.106

25.712.235

+16,29

NewZealand

25.832.350

24.184.852

+6,81

Indonesia

25.792.582

21.922.667

+17,65

Ba Lan

19.556.962

20.633.270

-5,22

Thụy Sĩ

15.987.716

16.097.289

-0,68

Phần Lan

15.521.622

12.426.015

+24,91

NaUy

13.611.328

11.259.650

+20,89

Ucraina

6.649.886

4.293.443

+54,88

Bồ Đào Nha

1.552.470

1.896.043

-18,12

Hungari

1.180.531

1.319.103

-10,51

 

Nguồn: Vinanet