Trung Quốc là thị trường lớn nhất tiêu thụ nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 25,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước, đạt kim ngạch gần 4,67 tỷ USD, tăng mạnh 86,7% so với cùng kỳ năm trước.

Thị trường lớn thứ 2 là Hoa Kỳ, chiếm 13% tổng kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này, đạt 2,41 tỷ USD, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến thị trường Hà Lan, đạt 1,5 tỷ USD, chiếm 8%, tăng 22,8%.

Xuất khẩu máy vi tính điện tử sang các nước EU nói chung chiếm 16% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước, đạt 2,96 tỷ USD, tăng 25,6% so với cùng kỳ năm trước. Xuất sang các nước Đông Nam Á nói chung chiếm 10,7%, đạt gần 2 tỷ USD, tăng mạnh 47,8% so với cùng kỳ. 

Nhìn chung, trong 9 tháng đầu năm nay, xuất khẩu máy vi tính, điện tử sang hầu hết các thị trường đều tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó nổi bật nhất là thị trường Hungari tuy kim ngạch chỉ đạt 75,68 triệu USD, nhưng  so với cùng kỳ năm ngoái thì tăng đột biến tới 811%; bên cạnh đó là một số thị trường cũng tăng mạnh trên 100% về kim ngạch như: Slovakia (tăng 527,5%, đạt 221,54 triệu USD), Phần Lan (tăng 524%, đạt 2,17 triệu USD), Thổ Nhĩ Kỳ (tăng 447%, đạt 393,96 triệu USD), Braxin (tăng 198%, đạt 199,83 triệu USD).

Ở chiều ngược lại, nhập khẩu nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2017 đạt hơn 27,32 tỷ USD, tăng 35,6% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, Việt Nam vẫn nhập siêu 8,78 tỷ USD mặt hàng máy vi tính điện tử trong 9 tháng đầu năm 2017.

Xuất khẩu máy vi tính điện tử sang các thị trường 9 tháng đầu năm 2017

Thị trường

T9/2017

(%) T9/2017 so với T8/2017

9T/2017

(%) 9T/2017 so cùng kỳ năm trước

Tổng kim ngạch

2.414.876.642

-0,40

18.538.361.082

41,37

Trung Quốc

621.367.356

-7,93

4.670.342.039

86,71

Hoa Kỳ

371.900.552

5,97

2.406.539.344

12,54

Hà Lan

165.334.485

-19,35

1.496.780.914

22,77

Hồng Kông (Trung Quốc)

170.614.204

-8,51

1.315.677.003

17,69

Hàn Quốc

166.232.997

6,79

1.308.283.862

39,19

Malaysia

74.838.964

4,41

939.987.854

87,48

Nhật Bản

55.932.002

-3,52

527.399.782

15,3

Mexico

102.657.237

49,33

484.086.717

141,9

Ấn Độ

50.346.228

7,54

401.424.193

66,93

Thổ Nhĩ Kỳ

49.006.819

-19,13

393.957.358

447,34

Singapore

62.036.106

44,13

386.717.222

33,49

Thái Lan

35.571.273

-15,34

368.481.104

19,69

Đức

56.188.547

24,72

365.903.992

17,34

Australia

43.949.129

40,72

278.206.294

16,25

Các tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất

25.434.027

225.053.835

 

Slovakia

28.586.636

54,36

221.538.094

527,52

Brazil

24.109.992

15,48

199.834.094

197,73

Đài Loan

21.679.420

-9,63

170.471.311

-1,73

Indonesia

19.721.599

3,46

166.575.629

64,21

Anh

17.038.512

-34,29

166.137.548

-18,46

Pháp

23.370.557

7,25

157.947.521

4,56

Italy

15.667.393

81,07

156.509.037

-19,73

Canada

16.924.761

-13,91

151.097.983

-2,37

Tây Ban Nha

15.650.429

-10,29

146.508.178

32,4

Philippines

16.941.887

17,86

129.632.979

-11,63

Nga

10.547.127

-18,09

90.189.763

28,2

Hungary

18.368.263

58,16

75.684.879

811,08

Nam Phi

7.648.734

-3,77

75.528.718

2,26

Ba Lan

22.699.975

74,19

74.461.211

91,53

Thụy Điển

2.592.523

-43,69

42.512.845

9,61

New Zealand

5.499.412

0,12

40.471.439

46,64

Bỉ

3.404.935

8,21

28.518.525

28,12

Bồ Đào Nha

2.197.634

-33,48

25.965.697

13,76

Panama

1.940.957

37,72

14.510.518

2,18

Thụy Sỹ

1.491.197

26,34

14.156.183

48,4

Phần Lan

95.534

-47,66

2.166.799

523,82

Romania

 

-100

822.569

21,97

Nigeria

 

-100

259.885

-65,84

Ngành điện tử phụ thuộc lớn vào doanh nghiệp FDI

Dù là ngành mũi nhọn của XK, nhưng công nghiệp điện tử- ngành công nghệ cao của Việt Nam vẫn đang loay hoay trong thế gia công, phần lợi nhuận chủ yếu rơi vào tay nhà đầu tư ngoại.

Công nghiệp điện tử (gồm điện thoại các loại và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện) mấy năm gần đây liên tục phát triển, trở thành ngành XK mũi nhọn, có đóng góp quan trọng vào thành tích XK chung của cả nước. Ngành công nghiệp điện tử của Việt Nam đánh dấu bước ngoặt quan trọng từ năm 2013 khi lần đầu tiên XK điện tử vượt qua dệt may- ngành công nghiệp chủ lực của Việt Nam và cho đến nay vẫn luôn giữ vị trí số 1.

Nhìn vào số liệu XNK ngành công nghiệp điện tử có thể thấy ngay một điểm yếu căn bản của công nghiệp điện tử nói riêng, công nghiệp Việt Nam nói chung đó là vẫn nặng về gia công, cho nên giá trị gia tăng thu về cho đất nước còn rất khiêm tốn. Hơn nữa, công lao XK không phải của ai khác mà đó là phụ thuộc vào một số nhà đầu tư FDI như Samsung, Canon, LG, Panasonic, Nokia.

Sự lớn mạnh của khối DN FDI trong lĩnh vực điện tử đang đặt ra một thách thức không nhỏ cho các DN trong nước. DN Việt Nam dù có đóng góp cho thành tích XK trên nhưng không đáng kể, chủ yếu là gia công, lắp ráp cho các công ty nước ngoài, với các thị trường chủ yếu như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Đài Loan (Trung Quốc) và các nước ASEAN. Vì thế, giá trị tăng của ngành điện tử Việt Nam không cao so với các nước trong khu vực và phần lớn lợi nhuận dành cho các DN FDI, đặc biệt DN trong nước càng khó khăn hơn khi tham gia vào lĩnh vực này.

Đứng trước những thách thức đó, để phát triển ngành công nghiệp điện tử, theo khuyến cáo của một số chuyên gia cần có chính sách phù hợp với thực tế, nếu không ngành công nghiệp điện tử sẽ lụi tàn, nhất là trong bối cảnh hàng rào thuế quan sẽ được dỡ bỏ hoàn toàn vào năm 2018. Có lẽ chính sách đầu tiên cần hướng đến đó là phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành điện tử.

Bà Kasinee Phantteeranurak, Quản lý Dự án Công ty Reed Tradex (Thái Lan) cho rằng, Việt Nam cần quan tâm đến việc nâng cao năng suất, thúc đẩy chuỗi giá trị hơn là dựa vào những lợi thế sẵn có. Mỗi DN nội địa cần xác định rõ mục tiêu trong việc nâng cấp công nghệ để đáp ứng tiêu chuẩn toàn cầu, đồng thời phát triển nguồn nhân lực vận hành hệ thống mới. Chính phủ Việt Nam cũng cần có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ DN trong nước đẩy mạnh đầu tư vào công nghệ, nghiên cứu, phát triển và tìm kiếm những công nghệ mới để đáp ứng yêu cầu của thị trường.

 

Nguồn: Vinanet