Thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam, tính từ đầu năm đến hết tháng 5/2017 Việt Nam đã xuất khẩu sang thị trường Nga 782 triệu USD, tăng 28,44% so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nga chủ yếu các mặt hàng như gạo, hàng dệt may, cà phê, thủy sản, rau quả, hạt điều… trong đó điện thoại các loại và linh kiện là mặt hàng đạt kim ngạch cao nhất, chiếm 48,4% tổng kim ngạch, đạt 379,1 triệu USD, tăng 37,44% so với cùng kỳ, đứng thứ hai là mặt hàng dệt may – đây cũng là mặt hàng có tốc độ tăng trưởng khá trên 100%, đạt 71,7 triệu USD tăng 126,66% kế đến là cà phê, tuy nhiên tốc độ xuất khẩu mặt hàng này sang Nga giảm kim ngạch so với 5 tháng 2016, giảm 13,07% tương ứng với 47,6 triệu USD.
Nhìn chung, 5 tháng đầu năm 2017, xuất khẩu sang thị trường Nga các mặt hàng đều có tốc độ tăng trưởng dương, chiếm trên 78%, trong đó xuất khẩu mặt hàng gạo tăng mạnh đột biến, tăng gấp hơn 7,6 lần so với cùng kỳ năm 2016 tuy kim ngạch chỉ đạt 5,5 triệu USD, ngược lại số các mặt hàng với tốc độ suy giảm chỉ chiếm 21,7% và xuất khẩu sắt thép giảm mạnh nhất, giảm 63,14% tương ứng với 1,6 triệu USD.
Bên cạnh đó, xuất khẩu hàng bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc, máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng cũng có tốc độ tăng trưởng mạnh đạt lần lượt 148,91% và 154,45%.

Thống kê sơ bộ TCHQ tình hình xuất khẩu sang Nga 5 tháng 2017

ĐVT: USD

 

5 tháng 2017

5 tháng 2016

So sánh (%)

Tổng

782.069.916

608.883.630

28,44

điện thoại các loại và linh kiện

379.141.835

275.856.973

37,44

hàng dệt may

71.789.565

31.673.144

126,66

cà phê

47.649.421

54.813.541

-13,07

máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

40.650.577

34.914.896

16,43

giày dép các loại

40.011.359

34.446.286

16,16

hàng thủy sản

36.059.755

30.507.247

18,20

máy móc, tbi, dụng cụ phụ tùng khác

23.514.592

9.241.324

154,45

hạt điều

15.722.007

11.179.781

40,63

hàng rau quả

14.098.199

8.442.051

67,00

hạt tiêu

13.655.305

13.388.461

1,99

xăng dầu các loại

10.633.361

6.111.565

73,99

chè

10.052.652

8.987.026

11,86

túi xách, ví, vali, mũ và ô dù

7.957.476

8.453.031

-5,86

gạo

5.552.468

728.095

662,60

bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

4.151.727

1.667.974

148,91

sản phẩm từ chất dẻo

3.877.982

3.236.137

19,83

cao su

3.843.830

4.060.116

-5,33

Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận

2.351.567

1.782.041

31,96

gỗ và sản phẩm gỗ

1.856.895

1.382.173

34,35

sắt thép các loại

1.626.645

4.413.291

-63,14

sản phẩm từ cao su

602.372

621.292

-3,05

sản phẩm gốm, sứ

518.210

473.134

9,53

sản phẩm mây,tre, cói thảm

212.252

192.343

10,35

Theo giới phân tích, Nga vốn là thị trường truyền thống của hàng hóa Việt Nam và “dễ tính” trong khâu tuyển chọn mẫu mã, chất lượng so với nhiều nước châu Âu và một số doanh nghiệp Việt Nam đang hưởng lợi từ ưu thế này.

Hiện thị trường Nga đang rất cần các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu như thủy hải sản, bánh kẹo, cà phê, rau củ quả và các mặt hàng như dụng cụ y tế, quần áo, giày dép, chăn màn, đồ gỗ… Mặc dù kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Nga hàng năm không ngừng tăng nhưng nhu cầu từ phía Nga đối với hàng hóa của Việt Nam vẫn rất lớn.
Theo ông Ivan Gumnikov, đại diện Thương vụ Liên bang Nga tại Việt Nam, sau khi hiệp định này có hiệu lực, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm dệt may Việt Nam vào Liên minh kinh tế Á – Âu sẽ tăng 50%.
Ngoài ra, FTA này cũng xem xét vấn đề đầu tiên là giảm rào cản thuế quan cho hàng dệt may của Việt Nam, nên nhóm hàng này sẽ đến được người tiêu dùng cuối cùng tại thị trường Nga nhờ lợi thế lớn về ưu đãi thuế quan so với các nước không tham gia FTA này khi xuất khẩu sang Nga.
Ông Ivan Gumnikov cho biết thêm, sản phẩm thế mạnh của Nga là xe ô tô (xe tải, xe khách) cũng sẽ có triển vọng lớn tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, hiện thị trường xe ô tô Việt Nam tương đối bão hoà. Do đó, trước mắt xe ô tô từ Nga xuất khẩu sang Việt Nam chủ yếu theo hạn ngạch (thuế suất 0%) mà Việt Nam cấp.
Hiện các hãng xe của Nga là KAMAZ và UAZ đang đàm phán tích cực để thành lập các liên doanh và đang tiến triển khả quan. Ngoài ra, Nga và Việt Nam cũng đang xúc tiến việc thanh toán bằng đồng nội tệ (đồng rúp của Nga và tiền đồng Việt Nam) và việc này vẫn đang được thảo luận ở cấp độ chuyên gia. Việc thanh toán bằng nội tệ được kỳ vọng giúp thúc đẩy thương mại và đầu tư tốt hơn giữa hai nước.
Theo ông Anton Tsvetov – Chuyên gia nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện nghiên cứu chiến lược Liên bang Nga, mối quan hệ giữa Nga và Việt Nam nhìn chung phát triển rất tốt đẹp. Trước hết, Hội nghị thượng định Nga - ASEAN được tổ chức thành công.
Việt Nam là một trong những đối tác chủ chốt của Nga trong ASEAN, do đó sự thành công của hội nghị này góp phần củng cố và phát triển hơn nữa mối quan hệ giữa hai nước. Bên cạnh đó, việc Hiệp định thương mại tự do giữa Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) với Việt Nam chính thức có hiệu lực là sự kiện đặc biệt quan trọng.
Bởi vì hiệp định này mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Nga và Việt Nam tiếp cận và mở rộng thị trường mỗi nước, từ đó phấn đấu nâng kim ngạch thương mại lên 10 tỷ USD vào năm 2020.
Tuy nhiên, theo ông Anton Tsvetov vấn đề cản trở khiến quan hệ thương mại Việt Nam-Nga chưa tương xứng với tiềm năng là do thiếu thông tin. Các doanh nghiệp Nga cần nhiều thông tin hơn nữa về thị trường Việt Nam và ngược lại.
Cùng đó, Liên bang Nga và Việt Nam cần có chiến lược quảng bá tiềm năng của mình, giúp doanh nghiệp hai nước nắm bắt được cơ hội kinh doanh, tăng cường khả năng hợp tác.
Bên cạnh đó, khoảng cách địa lý cũng là trở ngại đáng kể đối với phát triển kinh tế - thương mại song phương. Khoảng cách giữa Nga và Việt Nam khá xa nên mất nhiều chi phí vận chuyển, đẩy giá thành sản phẩm tăng cao, làm giảm khả năng cạnh tranh hàng hóa.
Để hạn chế yếu điểm này, ông Anton Tsvetov nhấn mạnh Việt Nam và Liên bang Nga nên đẩy mạnh các dự án hợp tác sản xuất chung trên lãnh thổ mỗi quốc gia. Đặc biệt, Nga vẫn tiếp tục chính sách “xoay trục” sang châu Á, trong đó ASEAN được coi là một trong những trụ cột chính trong chính sách này của Moskva. Đây cũng là kênh rất tốt giúp quan hệ Nga và Việt Nam phát triển trong tương lai.
Nguồn: VITIC/incentra.com.vn

Nguồn: Vinanet