(VINANET) - Năm 2015, với vai trò là Chủ tịch ASEAN, Malaysia sẽ giữ một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy thương mại kinh doanh và đầu tư trong khu vực. Việc mở rộng giao thương của các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và tạo điều kiện thuận lợi hóa thương mại giữa các nước sẽ giúp đẩy mạnh thông thương của Malaysia – Đây là một trong những thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Malaysia.

Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam, thì hai tháng đầu năm 2015, Việt Nam đã xuất khẩu 511,7 triệu USD, giảm 23,05% so với cùng kỳ năm 2014.

Việt Nam xuất khẩu sang Malaysia các mặt hàng như điện thoại và linh kiện, máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện, thủy tinh và các sản phẩm, cao su, sắt thép…. trong đó điện thoại các loại và linh kiện chiếm 18,4% tổng kim ngạch, với 94,4 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ lại giảm nhẹ, giảm 0,55%. Mặt hàng đứng thứ hai về kim ngạch là máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện, với 53,4 triệu USD, giảm 42,62% so với 2 tháng năm 2014.

Trong 2 tháng đầu năm nay, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Malaysia nhìn chung các mặt hàng đều có tốc độ tăng trưởng âm, số mặt hàng có tốc độ tăng trưởng dương chỉ chiếm 38,2% và xuất khẩu cà phê là tăng mạnh vượt trội, tăng 103,94%, đạt 7,2 triệu USD, đứng thứ hai là dây điện và dây cáp điện, tăng 96,2%, đạt 1,2 triệu USD.

Đáng chú ý, trong 2 tháng đầu năm nay, xuất khẩu sang Malaysia có thêm các mặt hàng như clanke và xi măng, thức ăn gia súc và nguyên liệu đạt lần lượt 4,9 triệu USD và 7,9 triệu USD.

Tình hình xuất khẩu sang Malaysia 2 tháng 2015 – ĐVT: USD

 
2T/2015
2T/2014
% so sánh với cùng kỳ
Tổng kim ngạch
511.713.034
664.969.435
-23,05
Điện thoại các loại và linh kiện
94.452.011
94.971.232
-0,55
máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
53.497.022
93.230.981
-42,62
thuỷ tinh và các sản phẩm từ thuỷ tinh
26.925.381
22.604.185
19,12
cao su
26.528.189
35.353.941
-24,96
Sắt thép các loại
25.065.495
31.665.579
-20,84
phương tiện vận tải và phụ tùng
16.375.205
23.577.008
-30,55
Gạo
13.571.375
9.022.462
50,42
máy móc, thiết bị,dụng cụ phụ tùng khác
12.012.447
19.419.054
-38,14
hàng thủy sản
9.180.027
9.199.282
-0,21
hàng dệt may
8.785.947
7.474.184
17,55
cà phê
7.289.878
3.574.520
103,94
giày dép các loại
7.092.675
6.627.431
7,02
Xơ sợi dệt các loại
6.836.707
4.725.105
44,69
sản phẩm hóa chất
6.573.908
5.810.077
13,15
Gỗ và sản phẩm
6.130.470
7.258.547
-15,54
Hàng rau quả
5.598.846
4.871.712
14,93
sản phẩm từ chất dẻo
4.357.530
7.395.179
-41,08
phân bón các loại
3.846.004
2.481.673
54,98
kim loại thường khác và sản phẩm
3.778.187
2.063.575
83,09
giấy và các sản phẩm từ giấy
2.988.464
2.573.197
16,14
sản phẩm gốm sứ
2.840.975
2.904.808
-2,20
sản phẩm từ sắt thép
2.531.791
4.908.710
-48,42
Sắn và các sp từ sắn
2.222.906
1.527.200
45,55
chất dẻo nguyên liệu
2.179.853
2.507.861
-13,08
bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc
1.443.224
1.649.349
-12,50
hạt tiêu
1.355.205
2.474.359
-45,23
dây điệnvà dây cáp điện
1.282.233
653.528
96,20
túi xách, ví,vali, mũ và ôdù
735.248
1.057.030
-30,44
Sản phẩm từ cao su
718.742
1.553.158
-53,72
quặng và khoáng sản
403.898
1.263.425
-68,03
Chè
278.417
383.691
-27,44
dầu thô
231.279
186.663.148
-99,88
hóa chất
176.047
325.663
-45,94
than đá
18.954
303.600
-93,76

(Nguồn số liệu: Thống kê sơ bộ từ TCHQ)

Ngoài xuất khẩu hàng hóa sang Malaysia, thì thị trường lao động tại Malaysia cũng rất tiềm năng đối với Việt Nam.

Được biết trong 10 năm qua, Việt Nam đã đưa trên 220.000 lượt người lao động sang làm việc tại Malaysia. Bình quân, mỗi năm có khoảng 12.000 lao động, chủ yếu là lao động trình độ kỹ năng thấp di cư sang Malaysia. Hiện có khoảng 80.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại 12/13 bang của Malaysia, phần lớn trong các ngành sản xuất, chế tạo, may mặc và xây dựng.

Ngày 16/3 vừa uqa, với sự hỗ trợ của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (TLĐLĐVN) và Đại hội Công đoàn Malaysia đã ký kết Biên bản ghi nhớ gồm nhiều lĩnh vực quan trọng như chính thức thiết lập quan hệ hợp tác song phương và nâng cao nhận thức về lao động di cư. Biên bản ghi nhớ cũng đề cập đến việc tiến hành đối thoại để thúc đẩy phê chuẩn các công ước có liên quan của ILO; nêu những vấn đề của lao động di cư tới các nhà chức trách và hoạch định chính sách; giải quyết các vấn đề liên quan đến an toàn vệ sinh lao động, đặc biệt là trong các ngành nghề nặng nhọc, độc hại.  

Biên bản ghi nhớ lần này được hy vọng sẽ mở ra một chương mới đối với sự hợp tác giữa công đoàn hai nước trong lĩnh vực di cư lao động - một lĩnh vực sẽ ngày càng trở nên quan trọng do các thay đổi về cơ cấu dân số, chênh lệch thu nhập và hội nhập kinh tế vốn sẽ được đẩy mạnh với sự ra đời của Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào cuối năm nay.

NG.Hương

Nguồn: Vinanet/ hanoimoi.com.vn

Nguồn: Vinanet