Trong khi đó, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của nước ta đã giảm trung bình 10 USD/T  và hiện đứng ở mức 430 USD/T (FOB), nguyên nhân chủ yếu khiến giá xuất khẩu nước ta giảm nhẹ do Chính phủ Thái Lan có thể bán 3,5-4 triệu tấn trong kho lương thực. Hiện ĐBSCL đã thu hoạch dứt điểm vụ lúa đông xuân, với sản lượng đạt trên 10 triệu tấn thóc, tăng khoảng 1 triệu tấn so với cùng kỳ năm 2008.
Còn tại nước xuất khẩu gạo lớn nhất Thái Lan giá gạo 5% tấm đang chào bán với giá 510 USD/T. Hiện tại nguồn cung gạo Thái Lan đã tăng mạnh sau vụ thu hoạch lúa chính, ước tồn kho gạo cuối tháng 3/2009 nước này lên tới 4,5-4,8 triệu tấn. Dự kiến, chính phủ Thái Lan sẽ tiếp tục thực hiện can thiệp thị trường lúa vụ 2 (từ tháng 5/2009 đến tháng 9/2009), theo đó nước này sẽ bán khoảng 3,5-4 triệu tấn nhằm giải phóng kho để thu mua gạo vụ 2. Với việc giá gạo Thái vẫn còn quá cao so với giá gạo Việt Nam chính vì vậy giá gạo nước này trong thời gian tới có thể sẽ giảm xuống dưới mức 500 USD/T.
Năm 2009 đang là năm thành công nhất đối với xuất khẩu gạo Việt Nam, xuất khẩu có thể đạt mức kỷ lục 5,2 triệu tấn.
Trong lúc hai nước xuất khẩu gạo Thái Lan và Ấn Độ đang có những động thái lạ: Thái Lan vẫn giữ lượng gạo tồn kho lớn và tiếp tục mua vào theo chương trình trợ giá, còn Ấn Độ lại chưa tích cực xuất khẩu dù đã công bố chỉ tiêu xuất 2 triệu tấn gạo hasmati. Nên VFA cần phải xem xét những động thái trên để đưa ra các chính sách xuất khẩu hợp lý. Chính vì vậy, VFA cũng cần phải có những nhận định quan trọng về khả năng dự báo giá gạo thế giới trong từng thời điểm để kịp thời có chiến lược xuất khẩu hợp lý sao cho người nông dân không phải chịu thiệt thòi và các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cũng tránh thua lỗ đồng thời với việc bảo đảm an ninh lương thực cho đất nước.
ADB dự báo năm 2020 sản lượng gạo Việt Nam có thể giảm: Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo, do tác động của biến đổi khí hậu, hàng triệu người sống ven biển cũng như các vùng sản xuất lúa gạo của Việt Nam có thể chịu ảnh hưởng xấu từ năm 2020.
Báo cáo nhấn mạnh “Sản xuất lúa gạo ở Việt Nam có thể sẽ giảm mạnh và mực nước biển tăng có thể nhấn chìm hàng chục ngàn hecta đất canh tác vào cuối thế kỷ này”. Vẫn theo dự báo của nghiên cứu này, Indonesia, Philippine, Thái Lan cùng với Việt Nam có thể chịu mức tổn thất tương đương 6% GDP vào cuối thế kỷ.
ADB khuyến cáo các nước Đông Nam Á cần sớm bắt tay giải quyết bằng việc đưa ra các chương trình “kích cầu xanh”, kết hợp xoá đói giảm nghèo và giảm khí thải. Giám đốc ADB tại Việt Nam Ayumi Konishi đánh giá cao quyết tâm của Việt Nam trong việc giải quyết các vấn đề môi trường và cam kết ADB luôn sát cánh hỗ trợ Việt Nam trong vấn đề này.
Tham khảo thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam 3 tháng đầu năm 2009
Thị trường
3 tháng năm 2009
Lượng (tấn)
Trị giá (1000 USD)
Philippine
650.959
350.794
Malaysia
168.338
73.046
Irắc
168.000
67.540
Cuba
115.600
47.036
Bờ biển ngà
94.129
38.072
Singapore
61.392
25.173
Kenya
37.962
14.532
Nga
36.225
15.509
Đài Loan
33.415
13.324
Đông Timo
31.921
12.256
Angôla
29.705
12.132
Xênêgan
29.125
8.934
Camơrun
28.750
11.191
Môdambic
27.803
10.885
Ghana
25.034
10.583
Xiera Lêôn
23.425
8.716
Ghinê
21.500
8.476
Tanzania
16.750
6.861
Indonesia
15.750
6.233
Nam Phi
14.522
6.178
Gambia
14.400
4.320
Ucraina
13.244
5.708
Benin
11.900
4.718
Cônggô
9.609
4.081
Angiêri
9.475
4.114
Lituania
7.500
3.216
Italy
7.404
2.782
Nigiêria
7.000
3.052
Ả rập xê út
6.111
2.685
Bồ Đào Nha
5.776
1.941
Tôgô
4.900
2.144
Georgia
3.997
1.978
Bỉ
3.587
1.175
Ba Lan
3.316
1.374
Phigi
3.235
1.380
Maldives
3.000
1.245
Reunion
2.985
1.270
Thổ Nhĩ Kỳ
2.900
1.319
Anh
2.759
1.323
Yêmen
2.675
1.142
Hồng Kông
2.656
1.131
UAE
2.582
1.154
Tây Ban Nha
2.411
898
Nhật Bản
2.042
822
Gabông
1.999
871
Ixraen
1.903
932
Ấn Độ
1.520
667
Albania
1.500
644
Mỹ
1.380
782
Tổng cộng
1.781.900
812.361.962

(tonghop-vinanet)

 

Nguồn: Vinanet