- Doanh nghiệp muốn nhập khẩu hàng hoá là động vật và các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật cần xin Giấy phép nhập khẩu tại Bộ Nông nghiệp và Cung ứng. Trong khi nhập cảng, hàng hóa phải tuân thủ việc kiểm tra vệ sinh trước khi đưa vào kho hải quan. Hướng dẫn quy định số 067 ngày 19/12/02 MAPA và Quy định số 183, ngày 9/10/98, của Cục Bảo vệ về nông nghiệp, hướng dẫn quy định số 1/04 MAPA.(MAPA- Bộ Nông nghiệp, Cung ứng Braxin). Chứng chỉ về Vệ sinh, an toàn được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của nước xuất sứ hàng hoá và cơ quan thanh tra an toàn vệ sinh thực phẩm trước khi hàng hóa được đưa xuất khẩu. Thanh tra đối với doanh nghiệp sản xuất nước ngòai đối với sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, cơ quan có chức năng tương đương như DIPOA (Cục Kiếm tra Sản phẩm có nguồn gốc từ Động vật thuộc Bộ Nông nghiệp và Cung ứng Braxin), để cấp giấy Chứng nhận là cơ sở kinh doanh đủ tiêu chuẩn sản xuất và xuất khẩu sang Braxin. Các cơ sở kinh doanh có nhu cầu xuất khẩu vào Braxin phải tuân thủ các yêu cầu quy định kỹ thuật được soạn thảo sẵn trong tờ khai  và theo những quy định cụ thể của Braxin, có liên quan đến những điều kiện để lắp đặt cơ sở vật chất kỹ thuật như máy móc, điều kiện tổ chức sản xuất, phù hợp với yêu cầu đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, theo yêu cầu của Condex Alientamentarius. Quyết định số 24.548/34, Quyết định số 30.691, ngày 29/III/52, Quy định 183/98, thuộc Bộ Nông nghiệp, Cung ứng.

- Thực vật và những sản phẩm từ thực vật : Việc  nhập khẩu sản phẩm thực vật tuân thủ những yêu cầu an toàn vệ sinh được đưa ra bởi Phân tích về rủi ro và dịch bệnh – ARP, ban hành bởi Công báo chính thức của Liên bang. Sản phẩm phải phù hợp với Chứng chỉ về an toàn vệ sinh được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền tại nước sản xuất. Chỉ được nhập khẩu đối với các quốc gia không có dịch bệnh gây hại kèm với sự xác nhận của Braxin đối với rủi ro về an toàn vệ sinh đối với nông nghiệp của quốc gia. Các cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm định vệ sinh trước khi đưa sản phẩm ra thị trường. Sắc lệnhsố 24.114, thuộc 12/III/34, Quy định về Bảo đảm vệ sinh thực vật, Quy định số 08, ngày 12/01/93, MAARA; Hướng dẫn quy định số 6/05.

-Dược phẩm, thuốc tây và sản phẩm sinh hóa, cũng như những sản phẩm vệ sinh, mỹ phẩm, nước hoa, chất tẩy rửa vệ sinh gia dụng, sản phẩm và thiết bị dùng trong y tế và vệ sinh, cũng như các loại hàng hóa liên quan đến thẩm mỹ học : Việc cấp phép trước phải do Bộ Y tế giải quyết và phải đăng kí hàng hóa tại cơ quan này. Các doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu các loại hàng hóa như trên cần xin cấp phép đặc biệt để hoạt động, thủ tục giấy tờ cần trình trước Bộ Y tế, cơ quan này cũng có trách nhiệm cấp phép “Chứng chỉ cấp phép đặc biệt”. Không cần thiết trình Giấy phép kinh doanh của Doanh nghiệp, nhà sản xuất và doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu thô, dữ liệu, linh kiện dùng cho sản xuất hàng hóa Tẩy rửa vệ sinh gia dụng, mỹ phẩm, sản phẩm vệ sinh cá nhân, nước hoa và sản phẩm sinh hóa. Các doanh nghiệp nhập khẩu các loại hàng hóa trên có trách nhiệm làm rõ nguồn gốc của các doanh nghiệp cung cấp các nguyên liệu thô, dữ liệu cũng như linh kiện sử dụng trong quá trình sản xuất hàng hoá, theo những thông số kĩ thuật cho phép bởi Cơ quan có thẩm quyền về Kiểm soát chất lượng doanh nghiệp sản xuất.

Đối với những sản phẩm y tế phải được đăng kí tại Cục quốc gia về Bảo đảm an toàn vệ sinh-ANVISA- và được kiểm tra vệ sinh trước khi đưa ra thị trường. Nghị quyết RDC số 1, ra ngày 06 tháng 1 năm 2003 của ANVISA, đưa ra trong Danh mục hàng hóa và nguyên liệu thô tuân theo kiểm soát vệ sinh trong nhập khẩu. Điều luật số 6.360, ra ngày 23 tháng 9 năm 1976 và Sắc lệnh quy định số 79.094 ra ngày 5 tháng 1 năm 1977, Quy định số 2.043, ra ngày 13 tháng 12 năm 1994, Bộ Y Tế, Quy định số 772/98 SVS, Nghị quyết số 79, ra ngày 28 tháng 8 năm 2000, Nghị quyết số 185/01 RDC; RDC/ANVS; Nghị quyết số 128/02 RDC/ANVISA, Nghị quyết số 260/02 RDC/ANVISA.

- Hàng hóa là rau quả là loại hàng hoá có rủi ro về vệ sinh. Cần có Giấy phép kiểm dịch hàng rau quả  nhập khẩu (AFIDI). Huớng dẫn quy định số 23 ngày 02/08/04 Mapa thông qua các phân loại có rủi ro về bảo vệ thực vật và những yêu cầu được đưa ra theo xếp loại. Việc nhập khẩu rau quả, những thành phần, và những sản phẩm chế biến từ rau quả mà không có yêu cầu bảo vệ thực vật, chỉ được cho phép nhập khẩu sau khi đã có giấy chứng nhận Phân tích rủi ro về dịch bệnh và phải xin phép trước giấy phép của Cục bảo vệ Nông nghiệp, theo Quy định số 5, ngày 16/03/99, MAA.

(Bộ Công Thương)

 

Nguồn: Vinanet