Từ đầu năm đến nay, phần lớn gạo Việt Nam được xuất khẩu theo các hợp đồng thương mại, các hợp đồng gạo tập trung đang có xu hướng giảm và chững lại trong những tháng giữa và cuối năm. Xuất khẩu gạo tháng 10/2011 giảm nhẹ 11,01% về lượng, nhưng tăng nhẹ 1,43% về kim ngạch so với tháng trước đó (đạt 449.915 tấn, trị giá 256,68 triệu USD); đưa tổng lượng gạo xuất khẩu 10 tháng đầu năm lên 6,38 triệu tấn, trị giá 3,22 tỷ USD, chiếm 4,1% tỷ trọng hàng xuất khẩu cả nước, vượt 6,4% kế hoạch đề ra năm 2011 (tăng 9,82% về lượng và tăng 18,72% về kim ngạch so với 10 tháng đầu năm ngoái).

Gạo nước ta xuất khẩu chủ yếu sang các nước châu Á, với 63,6%, kế tiếp là châu Phi: 24,8%, châu Mỹ: 7,1%. Những tỷ lệ này tương đương năm 2010. Về chất lượng gạo xuất khẩu có sự thay đổi, so với cùng kỳ năm 2010, gạo trắng chất lượng trung bình tăng 164%; trong lúc gạo trắng chất lượng cao và thấp đều giảm; còn các loại gạo thơm, gạo đồ, nếp, tấm đều tăng.

Indonesia luôn là nước tiêu thụ gạo hàng đầu của Việt Nam, riêng tháng 10 xuất sang thị trường này 286.192 tấn gạo thu về 163,28 triệu USD (tăng 27,92% về lượng và tăng 35,49% về trị giá so với tháng 9); tính chung cả 10 tháng đầu năm xuất khẩu 1,47 triệu tấn, trị giá 779,68 triệu USD (chiếm 23,04% tổng lượng gạo xuất khẩu và chiếm 24,2% tổng kim ngạch), tăng rất mạnh 753% về lượng và tăng 774,3% về kim ngạch so với cùng kỳ. Đây là thị trường nhập khẩu lớn gạo Việt Nam, với thông tin chưa chính thức về việc ngưng cung cấp gạo cho Indonesia của đối tác Thái Lan do thực hiện chính sách hỗ trợ nông dân, dự kiến đây vẫn tiếp tục là thị trường lớn mà doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam có thể khai thác.

Thị trường lớn thứ 2 là Philippines tháng 10 cũng tăng mạnh 108,7% về lượng và tăng 106,5% về kim ngạch (đạt 44.536 tấn, trị giá 24,38 triệu USD); nhưng tính chung cả 10 tháng đầu năm, XK sang thị trường này lại sụt giảm 34,6% về lượng và giảm 50,29% về kim ngạch so với cùng kỳ, đạt 962.350 tấn, trị giá 469,29 triệu USD (chiếm 15,08% về lượng và chiếm 14,57% kim ngạch).

Xếp thứ 3 về kim ngạch là thị trường Cu ba, tuy tháng 10 không tham gia vào thị trường XK, nhưng tính chung cả 10 tháng đầu năm, tổng lượng gạo XK sag thị trường này vẫn đạt 404.150 tấn, trị giá 215,76 triệu USD (chiếm 6,33% về lượng và chiếm 6,7% trị giá), tăng 15,89% về lượng và tăng 44,57% kim ngạch so với cùng kỳ.

Những thị trường lớn tiếp theo của XK gạo Việt Nam gồm có: Malaysia 210,93 triệu USD, Bangladesh 180,38 triệu USD. Singapore 180,27 triệu USD, Senegal 168,5 triệu USD, Trung Quốc 148,14 triệu USD, Bờ biển Nga 131,87 triệu USD.   

Tháng 10 có rất nhiều thị trường không tham gia vào danh sách thị trường XK gạo của Việt Nam, trong đó có các thị trường lớn như: Cu Ba, Bangladesh, Senegal, Bờ biển Ngà. Tuy nhiên, một số thị trường lớn khác vẫn đạt mức tăng trưởng mạnh so với tháng trước như: xuất sang Philippines tăng 108,7% về lượng và tăng 106,5% về kim ngạch, sang Malaysia tăng 200% về lượng và tăng 190% về kim ngạch, Singapore tăng 95,87% về lượng và tăng 97,3% về kim ngạch, Indonesia tăng 27,9% về lượng và tăng 35,5% về kim ngạch. Đáng chú ý nhất trong tháng 10 là xuất khẩu gạo sang thị trường Hà Lan tuy chỉ đạt 575 tấn, trị giá 0,37 triệu USD, nhưng đạt mức tăng đột biến tới 2.112% về lượng và tăng 1.645% về kim ngạch so với tháng trước đó. Ngược lại, trong tháng 10 xuất khẩu gạo sụt giảm mạnh từ 70% đến trên 90% cả về lượng và kim ngạch ở các thị trường như: Nga, Ucraina, Angola, Nam Phi.  

Xuất khẩu gạo sang các thị trường tháng 10 và 10 tháng đầu năm 2011

 

 

Thị trường

 

T10/2011

 

10T/2011

 

Tăng, giảm T10 so với T9/2011

Tăng, giảm 10T/2011 so với cùng kỳ

Lượng

(tấn)

Trị giá

(USD)

Lượng

(tấn)

Trị giá

(USD)

Lượng

(%)

Trị giá

(%)

Lượng

(%)

Trị giá

(%)

Tổng cộng

449.915

256.677.255

6.383.321

3.221.922.440

-1,01

+1,43

+9,82

+18,72

Indonesia

286.192

163.280.605

1.470.485

779.678.276

+27,92

+35,49

+753,13

+774,30

Philippines

44.536

24.378.138

962.350

469.294.737

+108,70

+106,50

-34,60

-50,29

Cu Ba

0

0

404.150

215.764.281

*

*

+15,89

+44,57

Malaysia

3.205

2.110.365

401.118

210.933.826

+200,09

+190,20

+28,66

+48,56

Bangladesh

0

0

339.600

180.379.500

*

*

*

*

Singapore

44.311

24.631.882

356.420

180.272.457

+95,87

+97,30

-28,98

-13,10

Senegal

0

0

407.587

168.504.301

*

*

*

*

Trung Quốc

7.190

4.666.533

291.928

148.141.718

-45,44

-36,98

+176,36

+237,10

Bờ biển Ngà

0

0

280.607

131.873.148

*

*

*

*

Gana

4.550

3.449.036

135.757

75.572.300

-55,20

-49,62

*

*

Hồng Kông

12.009

8.243.105

129.332

75.252.241

+22,77

+35,93

+22,23

+50,13

Đài Loan

3.324

1.993.066

76.082

40.216.829

-30,63

-33,57

-76,70

-68,78

Thổ Nhĩ Kỳ

0

0

50.580

28.205.123

*

*

*

*

Angola

276

188.649

56.126

26.900.365

-73,91

-72,50

*

*

Nga

194

121.663

38.024

19.802.300

-97,24

-96,85

-50,76

-40,11

Angieri

900

526.200

37.450

18.900.825

-55,00

-49,87

*

*

Irắc

0

0

28.000

14.364.000

*

*

*

*

Đông Timo

0

0

21.060

9.734.235

*

*

*

*

Hoa Kỳ

1.578

998.252

12.991

8.233.102

-12,96

-14,61

*

*

Brunei

1.380

845.648

13.450

7.801.521

0,00

-0,86

*

*

Bỉ

1.078

490.490

12.531

6.555.383

-8,02

-4,05

*

*

Australia

665

497.837

6.319

4.234.426

+3,58

+8,22

+8,69

+27,87

Nam Phi

100

67.500

8.182

4.208.910

-70,93

-68,27

-71,81

-64,76

Ucraina

22

20.790

7.726

4.064.750

-90,09

-85,87

-38,47

-30,13

Tiểu vương Quốc Ả Rập thống nhất

0

0

2.452

1.564.045

*

*

-53,79

-33,40

Hà Lan

575

371.875

2.222

1.330.862

+2111,54

+1645,15

+126,97

+148,22

Ba Lan

0

0

2.665

1.230.747

*

*

-35,74

-23,78

Tây Ban Nha

46

34.822

1.123

663.689

*

*

+56,19

+110,47

Pháp

0

0

1.181

651.142

*

*

-53,76

-37,86

Italia

0

0

992

560.979

*

*

+7,59

+26,59

Thị trường gạo những tháng cuối năm vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, bởi nhu cầu gạo chưa ổn định và thị trường tiêu thụ gạo thì có nhiều thay đổi khó dự đoán. Một số thị trường nhập khẩu gạo truyền thống của Việt Nam như Indonesia, Bagladesh, Cuba và Philippines đã từng đứng đầu danh sách mua gạo Việt nam trong những tháng đầu năm cũng có những dấu hiệu chững lại ở tháng giữa và cuối năm.

Việt Nam có nguồn cung gạo lớn, chất lượng tốt. Tuy nhiên, so với các nhà xuất khẩu gạo khác thì giá gạo Việt Nam có cao hơn, ảnh hưởng đến tính cạnh tranh tại những thị trường truyền thống trước kia. Để đẩy mạnh xuất khẩu, doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động phương án mua tạm trữ, đề phòng giá gạo có thể giảm ngoài dự kiến, đồng thời hướng đến những thị trường mới để giảm cạnh trạnh, tăng sức mua như Bờ Biển Ngà, Nigeria, Senegal, Togo, Guinea, Ghana,…

Dự báo xuất khẩu gạo năm 2012 có nhiều thuận lợi lẫn thách thức. Nếu như Thái Lan gặp khó khăn vì bị lũ lớn hoành hành dẫn đến giảm nguồn cung, trong khi Ấn Độ và Pakistan đã quay lại xuất khẩu gạo, bổ sung vào lượng giảm của Thái Lan. Về cơ bản nhu cầu tiêu thụ trên thế giới ổn định, do đó Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đề ra chỉ tiêu xuất 7 triệu tấn gạo trong năm 2012.

Các nhà chuyên môn đặt vấn đề: Nếu như năm 2012 Philippines giảm chỉ tiêu nhập khẩu gạo xuống 800 ngàn tấn, trong khi Indonesia và Bangladesh không nhập khẩu mạnh thì Việt Nam sẽ bán gạo cho ai? Do đó, các doanh nghiệp cần tái cấu trúc lại thị trường xuất khẩu theo tình hình mới. Cùng với việc giữ vững những thị trường truyền thống như Indonesia, Philippines, Malaysia, châu Phi... thì Trung Quốc đang nổi lên là thị trường rất tiềm năng cần tập trung khai thác mạnh trong thời gian tới.

Ông Huỳnh Minh Huệ, Tổng thư ký VFA cho biết, từ năm 2012 trở đi xuất khẩu gạo không đặt nặng chỉ tiêu số lượng mà đầu tư nhiều hơn để nâng cao chất lượng, tăng giá trị, đảm bảo lợi ích cho nông dân trồng lúa. Theo đó, phát huy thế mạnh về xuất khẩu gạo thơm từ 300.000 - 400.000 tấn hiện nay lên 500.000 tấn và tiến tới xuất khẩu 1 triệu tấn. Hiện giá xuất gạo thơm của Việt Nam gần bằng với Thái Lan, trong khi chúng ta chiếm ưu thế là sản xuất gạo thơm đạt năng suất rất cao 7 tấn/ha, Thái Lan chỉ 2 tấn/ha.

Theo Hiệp hội Lương thực VN (VFA), sản lượng gạo của VN trong 5 năm tới sẽ không tăng lên do mất đất canh tác vì đô thị hóa, nước biển dâng và thiếu nước bởi các đập ở thượng nguồn vào mùa khô. Do đó, mục tiêu mà VN xuất khẩu gạo trong 5 năm tới chỉ ở mức 6,5-7 triệu tấn. Với lượng xuất khẩu gạo không tăng, VN buộc phải thay đổi chiến lược gạo xuất khẩu, xây dựng thương hiệu tập trung vào phân khúc chất lượng cao để nâng cao giá trị xuất khẩu.

(vinanet-T.Thuy)

Nguồn: Vinanet