(Vinanet) Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam, sau Trung Quốc và Mỹ. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa 2 nước Việt Nam – Nhật Bản trong năm 2012 đạt 27 tỷ USD, tăng gần 50% so với 2008. Chín tháng đầu năm 2013, thương mại giữa 2 nước đạt 18,31tỷ USD; trong đó xuất khẩu sang Nhật đạt 9,87 tỷ USD và nhập khẩu hàng hóa từ Nhật trị giá 8,45tỷ USD. Như vậy xuất siêu của Việt Nam sang Nhật đạt 1,42 tỷ USD.

Hàng hóa việt Nam xuất khẩu sang Nhật tháng 9/2013 đạt trên 1,08 tỷ USD, tăng 4,26% so với tháng trước đó; đưa tổng kim ngạch cả 9 tháng đầu năm 2013 lên 9,87 tỷ USD, tăng nhẹ 1,26% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm gần 10,25% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước.    

Hàng hóa của Việt Nam xuất sang Nhật rất đa dạng, phong phú, rất nhiều nhóm hàng đạt kim ngạch từ 100 triệu USD trở lên, trong đó có 3 nhóm hàng dẫn đầu về kim ngạch với mức trên tỷ USD đó là: hàng dệt may 1,74 tỷ USD, chiếm 17,66% tổng kim ngạch, tăng 20,21% so với cùng kỳ năm ngoái; dầu thô 1,51 tỷ USD, chiếm 15,31%, giảm 21,56%; Phương tiện vận tải phụ tùng 1,35 tỷ USD, chiếm 13,63%, tăng 7,57%.

Nhìn chung các nhóm hàng xuất khẩu sang Nhật 9 tháng đầu năm đều có mức tăng trưởng dương về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước, nhưng một số nhóm có mức tăng mạnh như: Hoá chất (+55,17%), Xơ sợi dệt các loại (+39,46%), Túi xách, ví, va li, mũ ô dù (+33,13%), Hạt tiêu (+29,43%). Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng xăng dầu lại sụt giảm rất mạnh, giảm tới 99,85% so với cùng kỳ (chỉ đạt 47.900USD), Điện thoại các loại và linh kiện giảm 84,83%, Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện (-54,85%), Sắn và sản phẩm từ sắn (-42,83%).

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Nhật 9 tháng đầu năm 2013. ĐVT: USD

 
Mặt hàng
 
T9/2013
 
9T/2013
T9/2013 so với T9/2012(%)
9T/2013 so với cùng kỳ(%)
 Tổng kim ngạch
1.082.834.113
9.865.441.811
+4,26
+1,26
Hàng dệt may
229.832.578
1.742.436.557
+28,66
+20,21
Dầu thô
67.950.558
1.510.748.143
-58,27
-21,56
Phương tiện vận tải và phụ tùng
153.867.454
1.345.028.541
+25,97
+7,57

Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

99.318.629
881.003.532
-3,80
-3,33
Hàng thuỷ sản
101.610.201
788.456.409
+7,55
+0,48
Gỗ và sản phẩm gỗ
68.202.374
578.585.790
-6,02
+16,13
sản phẩm từ chất dẻo
35.217.387
306.731.293
+19,74
+16,40
Giày dép các loại
32.481.764
290.759.233
+31,06
+17,35

Máy vi tính,sản phẩm điện tử và linh kiện

27.972.881
222.851.385
-7,82
-13,79
Hoá chất
24.329.449
177.187.841
+63,48
+55,17
Túi xách, ví, va li, mũ ô dù
16.210.736
167.817.348
+43,92
+31,13
Dây điện và dây cáp điện
15.156.266
139.846.961
+11,67
-0,90
Cà phê
11.566.347
138.158.099
+6,26
-3,09

sản phẩm từ sắt thép

16.428.278
128.035.004
+30,14
+13,35
Than đá
18.640.840
115.240.459
+44,43
-15,84
sản phẩm hoá chất
9.365.202
94.944.283
-20,38
-10,16

Kim loại thường và sản phẩm

8.835.084
73.487.425
-5,11
+14,06
Sản phẩm gốm sứ
6.873.563
56.158.137
+15,15
+14,30
Gíây và các sản phẩm từ giấy
6.898.740
55.813.576
+7,87
-4,37

Thuỷ tinh và các sản phẩm từ thuỷ tinh

6.050.352
51.240.766
+24,84
+14,63
Hàng rau quả
4.438.180
46.503.602
-8,69
+17,04
sản phẩm từ cao su
4.776.026
45.079.552
+12,41
+4,17
Nguyên phụ liệu dệt may, da giày
4.498.290
36.590.993
 
 
Đá quí, kim loại quí và sản phẩm
3.832.426
29.501.545
-2,55
+6,49
Sản phẩm mây, tre, cói thảm
3.346.059
27.876.868
+24,74
+7,28
Xơ sợi dệt các loại
2.464.514
25.505.945
+14,21
+39,46
Bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc
2.588.563
23.742.502
+8,02
+17,22

Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện

2.925.576
23.026.892
-17,19
-54,85
Cao su
1.962.292
17.786.847
-4,95
-23,47
Quặng và khoáng sản khác
2.500.384
17.163.179
+56,63
-23,44
Hạt tiêu
1.631.346
12.661.194
+196,66
+29,43
Điện thoại các loại và linh kiện
1.796.392
11.391.827
-35,96
-84,83
Chất dẻo nguyên liệu
1.045.663
10.796.654
-28,48
-17,93
Hạt điều
761.377
6.880.366
+16,94
+6,37
sắt thép các loại
377.488
4.951.393
+16,40
+8,75
Phân bón
165.404
3.838.239
 
 
Sắn và sản phẩm từ sắn
997.492
1.974.150
+227,82
-42,83
Xăng dầu
0
47.900
*
-99,85

Đầu tư trực tiếp (FDI) của Nhật Bản vào Việt Nam tính đến tháng 20/9/2013 có 2.047 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 33,4 tỷ USD đưa Nhật trở thành nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam. Bên cạnh đó, Nhật là quốc gia cung cấp vốn ODA lớn nhất cho Việt Nam, chiếm khoảng 30% tổng cam kết ODA của cộng đồng quốc tế dành cho Việt Nam. Riêng tại TP.HCM, Nhật Bản cũng là nhà đầu tư lớn, với 570 dự án có tổng vốn đầu tư đạt 3 tỷ USD.

Nguồn: Vinanet