VINANET -Theo số liệu thống kê của TCHQ Việt Nam, 7 tháng đầu năm Việt Nam đã xuất khẩu 186,7 triệu USD sang Thụy Điển, tăng 51,51% so với cùng kỳ năm 2010. Tính riêng tháng 7, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Thụy Điển đạt 39,7 triệu USD, tăng 50,63% so với tháng 7/2010.
Nhìn chung, 7 tháng đầu năm nay xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Thụy Điển đều tăng trưởng ở hầu khắp các mặt hàng. Các mặt hàng chính xuất khẩu sang thị trường này là hàng dệt may, giày dép, điện thoại và linh kiện, gỗ và sản phẩm, máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng; máy vi tính sản phẩm….trong đó hàng dệt may đạt kim ngạch cao nhất với 6,6 triệu USD trong tháng 7, tăng 12,81% so với tháng liền kề trước đó, nâng kim ngạch mặt hàng này xuất sang Thụy Điển 7 tháng đầu năm lên 37,4 triệu USD, chiếm 20% trong tổng kim ngạch, tăng 49,46% so với cùng kỳ năm trước.
Đứng thứ hai là giày dép các loại với kim ngạch 22,9 triệu USD trong 7 tháng đầu năm, tăng 11,79% so với cùng kỳ năm 2010, tuy nhiên tính riêng tháng 7 thì kim ngạch mặt hàng này xuất sang Thụy Điển lại giảm so với tháng 6, giảm 9,9% tương đương với 4,9 triệu USD.
Đáng chú ý mặt hàng cao su tuy kim ngạch 7 tháng đầu năm chỉ đạt 1,4 triệu USD, nhưng lại tăng trưởng cao nhất , tăng 112,39% so với cùng kỳ năm 2010.
Thuỵ Điển là nước phương Tây đầu tiên công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (11/1/1969) và Cộng hoà miền Nam Việt Nam (30/4/1975) và là một trong những nước có phong trào ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam mạnh nhất ở Tây Bắc Âu.
Thuỵ Điển cũng là nước phương Tây viện trợ cho Việt Nam sớm nhất, liên tục từ đầu những năm 1970 đến nay và là nước Tây Bắc Âu viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho Việt Nam (tính đến nay tổng số tiền viện trợ của Thụy Điển cho Việt Nam khoảng gần 2,6 tỉ USD).
Từ 1970-1990, quan hệ hợp tác kinh tế giữa 2 nước chủ yếu là dưới hình thức Thuỵ Điển viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam để làm một số công trình như nhà máy giấy Bãi Bằng (Phú Thọ) với công suất 55.000 tấn/năm, xây dựng Viện nhi Thuỵ Điển (ở Hà Nội), bệnh viện đa khoa Uông Bí, phục hồi một số cơ sở công nghiệp (nhà máy điện Thủ Đức, giấy Tân Mai, diêm Thống Nhất, cải tạo lưới điện Hà Nội ...) và hỗ trợ nhập khẩu. Ngoài ra, Thuỵ Điển đã giúp ta đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật thuộc nhiều ngành khác nhau.
Thống kê hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Thụy Điển tháng 7, 7 tháng năm 2011
ĐVT: USD
|
|
|
|
|
% tăng giảm KN so T6/2011
|
% tăng giảm KN so với cùng kỳ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Điện thoại và các linh kiện
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Máy móc, tbij, dụng cụ phụ tùng khác
|
|
|
|
|
|
|
máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
|
|
|
|
|
|
|
Túi xách, ví, vali, mũ và ô dù
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Sản phẩm mây, tre, cói, thảm
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|