Ông Christian Chramer - Giám đốc điều hành của Hội đồng Thủy sản Na Uy cho biết: Năm 2024 do cắt giảm hạn ngạch đối với cá tuyết, sản xuất cá hồi gặp khó, và biến động địa chính trị, bất ổn kinh tế trên thị trường toàn cầu nhưng xuất khẩu thủy sản vẫn đạt mức cao kỷ lục.
Năm 2024 Na Uy xuất khẩu cá hồi đạt 122,9 tỷ NOK , đây là mức kỷ lục mới và chiếm 70% tổng xuất khẩu thủy sản của Na Uy. Xuất khẩu tăng mạnh sang châu Á, chủ yếu sang Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam và Hàn Quốc.
Các thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Na Uy trong năm 2024 là Ba Lan, Đan Mạch và Mỹ. Trung Quốc có mức tăng trưởng cao nhất về giá trị, với giá trị xuất khẩu tăng 887 triệu NOK, tương đương 10% so với năm trước.
Đối với các loài đánh bắt tự nhiên, năm 2024 là một năm đầy thách thức đối với cá tuyết và cua huỳnh đế do hạn ngạch bị cắt giảm. Ngược lại, giá trị xuất khẩu cá thu tăng 24% và tôm tăng 30%.
Xuất khẩu thủy sản tháng 12/2024 đạt 15,1 tỷ NOK, tăng 1,5 tỷ NOK, tương đương 11% so với tháng 12/2023, trong đó, các thị trường đạt giá trị lớn nhất gồm: Ba Lan: 18,1 tỷ NOK (-3%), Đan Mạch: 13,8 tỷ NOK (-5%), Mỹ: 13,3 tỷ NOK (-3%), Hà Lan: 11,2 tỷ NOK (+5%), Pháp: 10,6 tỷ NOK (-10%), Trung Quốc: 9,4 tỷ NOK (+10%), Vương quốc Anh: 9,1 tỷ NOK (+7%), Tây Ban Nha: 8,8 tỷ NOK (+0%), Italia: 7,4 tỷ NOK (-1%), Đức: 5,7 tỷ NOK (+6%).
Các thị trường tăng trưởng lớn nhất gồm:
Trung Quốc: + 886 triệu NOK (+10%)
Hàn Quốc: + 634 triệu NOK (+14%)
Vương quốc Anh: + 584 triệu NOK (+7%)
Hà Lan: + 520 triệu NOK (+5%)
Việt Nam: + 452 triệu NOK (+20%)
Canada: + 450 triệu NOK (+33%)
Thái Lan: + 359 triệu NOK (+13%)
Israel: + 342 triệu NOK (+18%)
Đức: + 333 triệu NOK (+6%)
Litva: + 297 triệu NOK (+6%)
Những nhóm thủy sản đạt kim ngạch lớn gồm có:
Cá hồi: 122,9 tỷ NOK (+1%)
Cá tuyết: 11,7 tỷ NOK (-4%)
Cá thu: 8,3 tỷ NOK (+24%)
Cá hồi: 6,8 tỷ NOK (+23%)
Cá trích: 4,2 tỷ NOK (+5%)
Saithe: 3,7 tỷ NOK (-6%)
Cá tuyết chấm đen: 1,7 tỷ NOK (-3%)
Tôm: 1,6 tỷ NOK (+30%)
Cá bơn Greenland: 867 triệu NOK (-9%)
Cá đỏ: 854 triệu NOK (+9%)
Cua huỳnh đế: 832 triệu NOK (-31%)
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản tính theo quý năm 2024
Quý 1: 40,5 tỷ NOK (-2,1%)
Quý 2: 40,1 tỷ NOK (-1,8%)
Quý 3: 44,0 tỷ NOK (+4,9%)
Quý 4: 50,8 tỷ NOK (+6,7%)
Nuôi trồng thủy sản phát triển
Giá trị từ nuôi trồng thủy sản chiếm 74% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản về giá trị, trong khi về khối lượng chiếm 48%. Năm 2024, Na Uy xuất khẩu 1,3 triệu tấn thủy sản nuôi trồng, Giá trị đạt 130,6 tỷ NOK, tăng trưởng về khối lượng 3,4%, giá trị tăng 2,1 tỷ NOK, tương đương 2% so với năm 2023
Xuất khẩu sản phẩm cá tăng
Xuất khẩu sản phẩm cá chiếm 26% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản về mặt giá trị, trong khi về khối lượng chiếm 52%. Năm 2024, Na Uy xuất khẩu 1,5 triệu tấn cá, giá trị là 44,9 tỷ NOK, khối lượng giảm 3,8%, giá trị tăng 1,6 tỷ NOK, tương đương 4% so với năm 2023
Xuất khẩu cá hồi (samol) tăng trưởng
Năm 2024 Na Uy xuất khẩu kỷ lục 1.255.654 tấn cá hồi trị giá 122,9 tỷ NOK, giá trị tăng 617 triệu NOK, tương đương 1% so với năm 2023, tăng trưởng về khối lượng là 2%. Ba Lan, Mỹ và Pháp là thị trường tiêu thụ cá hồi lớn nhất năm 2024. Xuất khẩu cá hồi sang Đức tăng trưởng lớn nhất, với giá trị xuất khẩu tăng 539 triệu NOK, tương đương 12% so với năm 2023, đạt tổng cộng 47.724 tấn, tăng 11%. Xuất khẩu cá hồi tươi sang Hàn Quốc tiếp tục tăng trưởng trong năm 2024
Ở mức 149 NOK/kg, giá phi lê cá hồi tươi đang ở mức cao kỷ lục, tăng 2 NOK/kg so với kỷ lục trước đó vào năm 2023.
Riêng trong tháng 12/2024, Na Uy đã xuất khẩu 112.000 tấn cá hồi trị giá 11,5 tỷ NOK, giá trị tăng 1,3 tỷ NOK, tương đương 13%, so với tháng 12/2023, tăng trưởng về khối lượng 7%
Xuất khẩu cá hồi hoa (trout) tăng trưởng
Năm 2024 Na Uy xuất khẩu kỷ lục 75.135 tấn cá hồi hoa trị giá 6,8 tỷ NOK, giá trị tăng 1,3 tỷ NOK, tương đương 23% so với năm 2023, tăng trưởng về khối lượng là 32%. Ukraine, Mỹ và Thái Lan là thị trường tiêu thụ cá hồi hoa lớn nhất
Trong đó, xuất khẩu tăng trưởng lớn nhất ở Ukraine, với giá trị xuất khẩu tăng 523 triệu NOK, tương đương 89% so với năm trước. Khối lượng xuất khẩu sang Ukraine đạt mức 14.315 tấn, cao hơn 80% so với năm trước.
Giá phi lê cá hồi hoa tươi ở mức cao kỷ lục 150 NOK/kg, tăng 3 NOK/kg so với kỷ lục trước đó vào năm 2023. Riêng tháng 12/2024, xuất khẩu cá hồi hoa đạt 7.100 tấn trị giá 641 triệu NOK, giá trị tăng 177 triệu NOK, tương đương 38% so với tháng 12/2023, tăng trưởng về khối lượng là 41%.
Xuất khẩu cá tuyết tươi giảm
Năm 2024 Na Uy xuất khẩu 40.370 tấn cá tuyết tươi, trị giá 2,6 tỷ NOK, giá trị giảm 292 triệu NOK, tương đương 10% so với năm 2023, khối lượng giảm 18%. Đan Mạch, Hà Lan và Tây Ban Nha là những thị trường tiêu thụ cá tuyết tươi lớn nhất. Đối với cá tuyết tươi tự nhiên, khối lượng xuất khẩu giảm 29% xuống 28.399 tấn, trong khi giá trị xuất khẩu giảm 23% xuống 1,8 tỷ NOK.
Đối với cá tuyết tươi nuôi, khối lượng xuất khẩu tăng 37% lên 11.971 tấn, trong khi giá trị xuất khẩu tăng 55% lên 722 triệu NOK. Cá tuyết nuôi chiếm 28% giá trị xuất khẩu cá tuyết tươi năm 2024
Ông Eivind Hestvik Brækkan – chuyên gia phân tích hải sản thuộc Hội đồng Hải sản Na Uy cho biết: Khối lượng xuất khẩu cá tuyết tươi thấp nhất kể từ năm 2011, do sự sụt giảm hạn ngạch và sản lượng đánh bắt cá tuyết tươi, cùng với ngành công nghiệp trên đất liền của Na Uy sẽ tiếp tục sử dụng nguyên liệu thô để sản xuất cá muối, cá clipfish và cá kho, là những lý do khiến khối lượng cá tuyết tự nhiên tươi sống ở Na Uy năm 2024 giảm mạnh.
Sự phát triển kinh tế chậm tại các thị trường tươi sống trọng điểm của Na Uy ở châu Âu đã góp phần làm giảm khối lượng dẫn đến tăng giá cá tuyết tươi tự nhiên tương đối yếu.
Xuất khẩu cá tuyết nuôi tiếp tục tăng trưởng
Cá tuyết nuôi tiếp tục tăng về lượng và trong quý IV/2024 chiếm hơn một nửa lượng xuất khẩu cá tuyết tươi. Phần lớn khối lượng được chuyển đến thị trường quá cảnh và chế biến là Hà Lan trước khi tái xuất sang các thị trường khác.
Tore Holvik, Cơ quan Hải sản Na Uy cho biết: Mặc dù hạn ngạch giảm, thương hiệu skrei (cá tuyết nuôi) chất lượng đã có sự tăng trưởng vững chắc cả về số lượng và giá trị tại Tây Ban Nha vào năm ngoái. Người Tây Ban Nha đánh giá rất cao các sản phẩm thủy sản theo mùa và skrei là sản phẩm đáng chú ý trong mắt các siêu thị và người tiêu dùng Tây Ban Nha.
Tây Ban Nha cũng là một trong những thị trường cá tuyết nuôi quan trọng nhất của Na Uy, với khối lượng xuất khẩu trực tiếp ổn định trong năm 2024.
Riêng tháng 12/2024, xuất khẩu cá tuyết tươi Na Uy đạt 2.000 tấn, trị giá 137 triệu NOK, giá trị tăng 26 triệu NOK, tương đương 23%, so với tháng 12/2023, tăng trưởng về khối lượng là 8%
Xuất khẩu cá tuyết đông lạnh giảm khối lượng
Năm 2024 Na Uy xuất khẩu 48.166 tấn cá tuyết đông lạnh, trị giá 3,1 tỷ NOK, giá trị giảm 390 triệu NOK, tương đương 11% so với năm 2023, khối lượng giảm 22%. Anh, Trung Quốc và Việt Nam là thị trường tiêu thụ cá tuyết đông lạnh lớn nhất. Hạn ngạch cá tuyết thấp hơn đã góp phần làm giảm đáng kể khối lượng cá tuyết đông lạnh.
Xuất khẩu cá tuyết đông lạnh sang Trung Quốc tăng trưởng lớn nhất về giá trị trong năm 2024, tăng 228 triệu NOK, tương đương 36% so với năm 2023. Khối lượng xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 14.715 tấn, tăng 2%.
Nhà phân tích hải sản Eivind Hestvik Brækkan của Hiệp hội Thủy sản cho biết: Xuất khẩu cá tuyết đông lạnh sang Trung Quốc tăng mạnh trong bối cảnh lệnh cấm nhập khẩu cá tuyết Nga của Mỹ. Do đó, ngành chế biến Trung Quốc đã mua thêm cá tuyết từ Na Uy để có thể tiếp tục cung cấp cá tuyết cod cho khách hàng Mỹ.
Vương quốc Anh vẫn là thị trường lớn nhất của cá tuyết đông lạnh trong năm 2024, mặc dù có sự sụt giảm cả về khối lượng xuất khẩu và giá trị xuất khẩu. Khoảng 29% cá tuyết đông lạnh được xuất sang Anh trong năm 2024 tính theo giá trị.
Riêng tháng 12/2024, xuất khẩu cá tuyết đông lạnh đạt 2.700 tấn, trị giá 218 triệu NOK, giá trị giảm 73 triệu NOK, tương đương 25% so với tháng 12/2023, khối lượng giảm 52%
Xuất khẩu cá clipfish giảm cả giá trị và khối lượng
Năm 2024 Na Uy xuất khẩu 81.268 tấn cá clipfish trị giá 5,9 tỷ NOK, giá trị giảm 160 triệu NOK, tương đương 3% so với năm 2023, khối lượng giảm 4%. Bồ Đào Nha, Brazil và Cộng hòa Dominica là những thị trường tiêu thụ cá clipfish lớn nhất
Đối với cá clipfish saithe, khối lượng xuất khẩu giảm 3% xuống 47.780 tấn, trong khi giá trị xuất khẩu giảm 9% xuống 2,1 tỷ NOK. Đối với cá tuyết clipfish, khối lượng xuất khẩu giảm 4% xuống 25.536 tấn, trong khi giá trị xuất khẩu tăng 3% lên 3,3 tỷ NOK.
Xuất khẩu sang Bồ Đào Nha tăng trưởng giá trị lớn nhất trong năm 2024, với giá trị xuất khẩu tăng 158 triệu NOK, tương đương 7% so với năm 2023. Khối lượng xuất khẩu sang Bồ Đào Nha đạt mức 19.506 tấn, giảm 1%. Năm 2024, có tới 35% giá trị xuất khẩu cá tuyết Na Uy sang Bồ Đào Nha, đây là tỷ lệ cao nhất từ trước đến nay.
Riêng tháng 12/2024, xuất khẩu cá clipfish đạt 5.700 tấn cá clipfish trị giá 466 triệu NOK, giá trị giảm 56 triệu NOK, tương đương 11% so với tháng 12/2023, khối lượng giảm 23%
Giá trị xuất khẩu cá muối ổn định
Năm 2024 Na Uy xuất khẩu 24.243 tấn cá muối, trị giá 2,2 tỷ NOK, giá trị giảm 32 triệu NOK, tương đương 1% so với năm 2023, khối lượng giảm 12%. Bồ Đào Nha, Italia và Hy Lạp là những thị trường tiêu thụ cá muối lớn nhất. Giá tăng cao giúp giữ giá trị xuất khẩu ổn định trong một năm do hạn ngạch thấp hơn và khả năng tiếp cận nguyên liệu thô để sản xuất cá muối ở Na Uy ít hơn. Như thường lệ, Bồ Đào Nha chiếm ưu thế là thị trường điểm đến lớn nhất. Khoảng 76% giá trị xuất khẩu cá muối là sang Bồ Đào Nha vào năm 2024, đây là tỷ lệ cao nhất từ trước đến nay. Riêng tháng 12/2024, xuất khẩu cá muối đạt 595 tấn, trị giá 41 triệu NOK, giá trị giảm 6 triệu NOK, tương đương 12% so với tháng 12/2023, khối lượng giảm 21%
Xuất khẩu cá khô stockfish tăng trưởng
Năm 2024 Na Uy xuất khẩu 3.531 tấn cá khô trị giá 897 triệu NOK, giá trị tăng 11 triệu NOK, tương đương 1% so với năm 2023, khối lượng giảm 4%. Italia Croatia và Mỹ là những thị trường tiêu thụ cá stockfish lớn nhất. Cá tuyết khô chiếm hơn 90% xuất khẩu cá khô, đạt 818 triệu NOK, tăng 5% so với năm 2023 và là giá trị xuất khẩu cao nhất từ trước đến nay. Khối lượng xuất khẩu là 2.700 tấn, không thay đổi so với năm 2023. Khối lượng xuất khẩu trong hai năm qua là mức thấp nhất từng được ghi nhận.
Croatia có mức tăng trưởng giá trị cao nhất, tăng 42 triệu NOK, tương đương 68% so với năm 2023. Khối lượng xuất khẩu sang Croatia đạt mức 317 tấn, tăng 57%. Thị trường cá stockfish lớn nhất là Italia, khối lượng xuất khẩu giảm 5%, xuống còn 1.800 tấn; giá trị xuất khẩu giảm 2% xuống 589 triệu NOK.
Xuất khẩu cá stockfish trong tháng 12/2024 đạt 183 tấn, trị giá 45 triệu NOK, giá trị tăng 4 triệu NOK, tương đương 11% so với tháng 12/2023, tăng trưởng về khối lượng là 13%
Xuất khẩu cá trích tăng trưởng
Năm 2024 Na Uy xuất khẩu 227.916 tấn cá trích, trị giá 4,2 tỷ NOK, giá trị tăng 205 triệu NOK, tương đương 5% so với năm 2023, khối lượng giảm 5%. Ba Lan, Ai Cập và Lithuania là những thị trường tiêu thụ cá trích lớn nhất
Năm 2024 được đánh dấu bằng sự tăng giá liên tục của các sản phẩm cá trích, với kỷ lục giá mới được thiết lập cho 14 trong số 17 sản phẩm cá trích. Đối với hai sản phẩm lớn nhất từ trước đến nay là philê đông lạnh không da và cá trích đông lạnh nguyên con, mức tăng giá là 17%. Lý do chính khiến giá tăng mạnh là do nguồn cung cá trích đã giảm hơn 30% kể từ năm 2021, trong khi nhu cầu vẫn ổn định ở các thị trường trọng điểm.
Xuất khẩu cá trích tháng 12/2024 đạt 24.500 tấn, trị giá 465 triệu NOK, giá trị tăng 87 triệu NOK, tương đương 23% so với tháng 12/2023, tăng trưởng về khối lượng là 18%
Xuất khẩu cá thu tăng trưởng tốt
Năm 2024 Na Uy xuất khẩu 313.242 tấn cá thu, trị giá 8,3 tỷ NOK, giá trị tăng 1,6 tỷ NOK, tương đương 24% so với năm 2023, tăng trưởng về khối lượng là 2%. Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc là những thị trường tiêu thụ cá thu lớn nhất. Xuất khẩu cá thu tăng kỷ lục nhờ mức tăng giá trung bình 22% trong năm 2024. Sự sụt giảm chung về nguồn cung cá thu ở cả Đại Tây Dương và ở nhiều thị trường quan trọng nhất (như Nhật Bản và Hàn Quốc), đã đẩy giá lên cao.
Xuất khẩu sang Trung Quốc năm 2023 yếu kém nhưng đã phục hồi trở lại vào năm 2024. Nguyên nhân dẫn đến xuất khẩu yếu kém trong năm 2023 là do Việt Nam được hưởng mức thuế 0% đối với các sản phẩm cá thu chế biến sang Nhật Bản, trong khi Trung Quốc tiếp tục ở mức 10%. Trung Quốc chủ yếu là thị trường chế biến cá thu Na Uy và hầu hết hoạt động chế biến trước đây được ký hợp đồng với các công ty Nhật Bản chịu trách nhiệm nhập khẩu.
Xuất khẩu cá thu tháng 12/2024 đạt 18.600 tấn, trị giá 549 triệu NOK, giá trị tăng 165 triệu NOK, tương đương 43% so với tháng 12/2023, tăng trưởng về khối lượng là 8%
Kỷ lục xuất khẩu cá trứng (capelin)
Năm 2024 Na Uy đã xuất khẩu 65.348 tấn cá trứng capelin trị giá 786 triệu NOK, giá trị tăng 168 triệu NOK, tương đương 42% so với năm 2023, khối lượng tăng 10%.
Xuất khẩu trứng cá capelin đạt 4.700 tấn, giá trị 227 triệu NOK, tăng so với mức kỷ lục trước đó là 2.600 tấn với giá trị 141 triệu NOK năm 2023. Johnsen cho biết: “Đối với trứng cá capelin, một sản phẩm phổ biến dùng làm lớp phủ sushi, Kazakhstan, Thái Lan và Hàn Quốc là những thị trường lớn nhất trong năm 2024.
Xuất khẩu cua huỳnh đế giảm
Năm 2024 Na Uy xuất khẩu 1.503 tấn cua huỳnh đế, trị giá 832 triệu NOK, giá trị giảm 367 triệu NOK, tương đương 31% so với năm 2023, khối lượng giảm 39%. Mỹ, Canada và Đặc khu hành chính Hồng Kông là những thị trường tiêu thụ cua huỳnh đế lớn nhất.
Năm 2024, hạn ngạch và sản lượng khai thác giảm dẫn đến khối lượng và giá trị xuất khẩu cua huỳnh đế giảm. Xuất khẩu cua hoàng đế đông lạnh đạt mức 547 tấn, trị giá 320 triệu NOK, giảm 28% về lượng và giảm 29% về giá trị. Xuất khẩu cua huỳnh đế cỡ nhỏ tăng khiến giá xuất khẩu giảm 2% so với năm 2023.
Xuất khẩu cua huỳnh đế sống giảm 43% về khối lượng xuống 956 tấn. Giá xuất khẩu cao kỷ lục trung bình là 536 NOK/kg đã hạn chế phần nào sự sụt giảm giá trị. Cho đến năm 2022, châu Á là khu vực quan trọng nhất đối với cua hoàng đế sống từ Na Uy, nhưng sau lệnh trừng phạt đối với cua Nga ở Mỹ và châu Âu, Nga đã tập trung xuất khẩu sang châu Á với giá thấp hơn. Điều này đã dẫn đến sự thay đổi trong xuất khẩu cua huỳnh đế sống của Na Uy từ châu Á sang Bắc Mỹ.
Mỹ là thị trường lớn nhất của cả cua huỳnh đế sống và đông lạnh từ Na Uy, với giá trị xuất khẩu đạt 414 triệu NOK trong năm 2024, tăng gấp 8 lần giá trị xuất khẩu sang Hồng Kông, thị trường cua huỳnh đế lớn thứ hai vào năm 2024. Bất chấp nhu cầu mạnh mẽ ở thị trường Mỹ, sản lượng cua huỳnh đế cập bến thấp hơn đã khiến khối lượng xuất khẩu giảm 21% và giá trị giảm 11%.
Xuất khẩu cua huỳnh đế trong tháng 12/2024 đạt 109 tấn, trị giá 74 triệu NOK, giá trị giảm 30 triệu NOK, tương đương 29%, so với tháng 12/2023, khối lượng giảm 49%

Nguồn: Vinanet/VITIC/seafoodsource.com