Đối với ngành thủy sản của Việt Nam, EU là một trong ba thị trường tiêu thụ lớn nhất. XK thủy sản sang khu vực này chiếm gần 18% tổng giá trị XK thủy sản của cả nước. Trong đó, tôm là mặt hàng có giá trị XK lớn nhất.

Năm 2013, XK thủy sản sang EU đạt trên 1,18 tỷ USD, trong đó, XK tôm đạt 409 triệu USD, XK cá tra đạt 385,4 triệu USD. Đối với tôm, EU là thị trường tiêu thụ lớn thứ ba sau Mỹ và Nhật Bản. Năm 2013, XK tôm sang thị trường này hồi phục đáng kể sau hơn một năm giảm sâu do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế. 

NK tôm vào thị trường này tiếp tục được cải thiện trong năm 2014 nhờ kinh tế phục hồi. Theo thống kê của Trung tâm thương mại thế giới (ITC), NK tôm vào EU 2 tháng đầu năm 2014 tăng 19,8% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, NK vào các thị trường chính đều tăng mạnh như vào Pháp tăng 25,5%, vào Tây Ban Nha tăng 45,8%, vào Bỉ và Hà Lan tăng tương ứng 41,5% và 48,3%. Do “lún sâu” trong khủng hoảng kinh tế, Tây Ban Nha đã không còn là nước NK tôm lớn nhất trong khu vực eurozone. Thay vào đó, Pháp đã vượt lên vị trí dẫn đầu về NK tôm ở EU và đây cũng là thị trường tiêu thụ lớn thứ ba của tôm Việt Nam trong khu vực này.

15 nước cung cấp tôm lớn nhất cho EU, T1-T2/2014 (nghìn USD, nguồn: ITC)
STT
Nguồn cung
T1-T2/ 2014
T1-T2/ 2013
2014/2013 (%)
TG
885.022
738.606
19,8
1
Ấn Độ
126.142
72.376
74,3
2
Ecuador
115.155
59.930
92,1
3
Việt Nam
57.634
38.662
49,1
4
Bangladesh
55.426
47.973
15,5
5
Bỉ
47.735
34.477
38,5
6
Hà Lan
44.618
45.955
-2,9
7
Argentina
39.460
33.740
17,0
8
Đan Mạch
38.468
35.600
8,1
9
Tây Ban Nha
28.992
24.341
19,1
10
Morocco
27.666
23.701
16,7
11
Thái Lan
26.461
53.183
-50,2
12
Trung Quốc
26.185
26.558
-1,4
13
Canada
25.346
63.015
-59,8
14
Indonesia
25.241
11.094
127,5
15
Đức
18.936
15.157
24,9

Việt Nam hiện là nhà cung cấp tôm lớn thứ ba sau Ấn Độ và Ecuador. NK tôm Việt Nam vào EU 2 tháng đầu năm 2014 cũng cho thấy mức tăng trưởng khả quan với 49,1% so với cùng kỳ năm 2013. Không chỉ có Việt Nam, Ấn Độ, Ecuador và Indonesia cũng có những “bước tiến lớn” trên thị trường tôm trong 2 tháng đầu năm nay. NK tôm từ Thái Lan, một trong những nguồn cung lớn nhất, giảm tới 50,2% đã tạo thêm cơ hội cho các nước cung cấp khác trong đó có Việt Nam. Năm 2014, thuế NK tôm chế biến của Thái Lan vào EU đã tăng từ 7% lên 20%. Năm 2015, mức thuế áp cho tôm nguyên liệu Thái Lan NK vào EU sẽ tăng từ 4,2% lên 12%.

Sản lượng tôm chân trắng tăng mạnh cùng với thế mạnh về tôm sú, Việt Nam hoàn toàn có thể tận dụng cơ hội này để mở rộng hơn nữa thị trường tôm EU trong năm nay và năm tới. Đặc biệt là trong tình hình thị trường hiện nay khi Nhật Bản vướng rào cản kháng sinh Oxytetracycline và Mỹ có thể tăng thuế chống bán phá giá tôm Việt Nam. 

Nhập khẩu tôm vào 27 nước EU, T1-T2/2014 (nghìn USD – nguồn ITC)
STT
Nước NK
T1-T2/ 2014
T1-T2/ 2013
2014/2013 (%)
 
Nước NK
T1-T2/ 2014
T1-T2/ 2013
2014/2013 (%)
Tổng 27
885.022
738.606
19,8
14
Phần Lan
4.822
5.191
-7,1
1
Pháp
139.516
111.162
25,5
15
Ireland
3.975
2.929
35,7
2
Tây Ban Nha
135.971
93.246
45,8
16
Lithuania
1.819
1.218
49,3
3
Anh
125.501
140.916
-10,9
17
Luxembourg
1.247
1.629
-23,4
4
Bỉ
99.001
69.974
41,5
18
Séc
1.190
1.280
-7,0
5
Hà Lan
86.162
58.110
48,3
19
Cyprus
1.178
1.124
4,8
6
Đức
80.995
76.502
5,9
20
Latvia
1.093
1.146
-4,6
7
Italy
68.585
52.123
31,6
21
Estonia
1.075
879
22,3
8
Đan Mạch
51.981
56.594
-8,2
22
Romania
970
615
57,7
9
Thụy Điển
28.710
30.853
-6,9
23
Hungary
557
285
95,4
10
Bồ Đào Nha
23.908
15.031
59,1
24
Malta
508
306
66,0
11
Hy Lạp
10.527
5.839
80,3
25
Slovenia
308
301
2.3
12
Áo
8.361
6.093
37,2
26
Bulgaria
290
204
42,2
13
Ba Lan
6.684
4.930
35,6
27
Slovakia
88
126
-30,2

Nguồn: Vasep