(VINANET) - Nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng là một trong những mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước 8 tháng đầu năm 2013.
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam, 8 tháng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này là 11,6 tỷ USD, chiếm 13,6%, tăng 7,72% so với cùng kỳ năm trước.
Trung Quốc tiếp tục là thị trường chính Việt Nam nhập khẩu mặt hàng này, chiếm 33,6% tổng kim ngạch, tương đương với 3,9 tỷ USD, tăng 14,66% so với 8 tháng năm 2012; kế đến là thị trường Nhật Bản với 1,9 tỷ USD – tuy là đứng thứ hai, nhưng nhập khẩu máy móc thiết bị từ thị trường Nhật Bản lại giảm về kim ngạch, giảm 18,67%; đứng thứ ba về kim ngạch là thị trường Hàn Quốc, với 1,7 tỷ USD, tưang 59,57% so với cùng kỳ.
Nhìn chung 8 tháng đầu năm nay nhập khẩu máy móc, thiết bị dụng cụ phụ tùng ở các thị trường đều giảm kim ngạch.
Đáng chú ý, đối với thị trường Nam Phi, tuy kim ngạch nhập khẩu chỉ là 3,8 triệu USD, nhưng lại có sự tăng trưởng mạnh, tăng 194,3% so với cùng kỳ năm trước.
Thống kê TOP 10 thị trường nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng 8 tháng 2013
ĐVT: USD
|
KNNK 8T/2013
|
KNNK 8T/2012
|
% so sánh
|
Tổng KN
|
11.619.165.661
|
10.786.606.030
|
7,72
|
Trung Quốc
|
3.912.438.967
|
3.412.328.379
|
14,66
|
Nhật Bản
|
1.906.689.949
|
2.344.298.743
|
-18,67
|
Hàn Quốc
|
1.790.718.911
|
1.122.215.893
|
59,57
|
Đài Loan
|
557.318.173
|
588.070.008
|
-5,23
|
Đức
|
531.939.846
|
551.795.156
|
-3,60
|
Hoa Kỳ
|
492.605.623
|
513.021.657
|
-3,98
|
Thái Lan
|
395.018.812
|
323.374.161
|
22,16
|
Italia
|
274.152.865
|
212.721.470
|
28,88
|
Xingapo
|
186.023.804
|
243.793.147
|
-23,70
|
Malaixia
|
154.518.799
|
150.669.766
|
2,55
|
(Nguồn số liệu: TCHQ)
Dẫn nguồn tin từ Chinhphu.vn, Thủ tướng Chính phủ vừa có chỉ thị về việc tăng cường quản lý, kiểm soát việc nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị của doanh nghiệp.
Nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị để phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh là hoạt động cần thiết và thường xuyên của các doanh nghiệp trong tất cả các lĩnh vực. Thời gian qua, bên cạnh những doanh nghiệp tổ chức thực hiện tốt hoạt động này vẫn còn một số doanh nghiệp, trong đó có những tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước đã nhập khẩu máy móc, thiết bị cũ, lạc hậu, chất lượng kém, không đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh, làm tăng giá thành sản phẩm, gây ô nhiễm môi trường, giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Để tăng cường quản lý, kiểm soát có hiệu quả và kịp thời chấn chỉnh hoạt động nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị của các doanh nghiệp, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các doanh nghiệp phải tuân thủ nghiêm túc các quy định của pháp luật về đầu tư, đấu thầu, thương mại, chuyển giao công nghệ, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, … trong nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị để tạo tài sản cố định cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Thủ tướng Chính phủ lưu ý, việc nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị phải bảo đảm phù hợp với nội dung yêu cầu quy định trong Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa quốc gia, Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ quốc gia, Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, của vùng trong từng thời kỳ, Quy hoạch phát triển ngành và phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, mức chất lượng hàng hóa của các dự án đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu, việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ phải bảo đảm chỉ được nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ mới, ưu tiên nhập khẩu máy móc, thiết bị có trình độ công nghệ tiên tiến, cao phù hợp với dự án đầu tư đã được phê duyệt, khuyến khích nhập khẩu máy móc, thiết bị có tính năng vượt trội về tiết kiệm năng lượng và tài nguyên, thân thiện môi trường.
Trong trường hợp cần thiết phải nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng, phải đáp ứng các yêu cầu theo hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ; không nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ mà các nước đã công bố loại bỏ vì lạc hậu, chất lượng kém, gây ô nhiễm môi trường.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan quản lý chặt chẽ hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng và hướng dẫn triển khai hoạt động này.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm thường xuyên cập nhật, công bố danh mục máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ trong nước đã sản xuất được.