VINANET - Trong 8 tháng đầu năm 2013, Việt Nam đã chi 2,09 tỉ USD nhập khẩu thức ăn chăn nuôi thô, tăng 41,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhập khẩu chính là ngô (1,34 triệu tấn) và đậu tương (897.000 tấn). Vật liệu chủ yếu có nguồn gốc từ Argentina (25,6%), Ấn Độ (14,6%), Mỹ (14,5%), tiếp theo là Italia, Thái Lan và Trung Quốc.

Ông Mai Văn Chung, giám đốc mua bán của Công ty TNHH Japfa Cornfeed Việt Nam cho biết, doanh nghiệp đã ký hợp đồng nhập khẩu 80.000 tấn ngô để sản xuất thức ăn chăn nuôi đến tháng 3/2014.

Ông Chung cho biết rằng, Japfa cần ít nhất 16.000-17.000 tấn ngô mỗi tháng. Doanh nghiệp từng nhập khẩu đủ khối lượng trong một thời gian nhất định nhưng tại thời điểm hiện tại, họ nhập khẩu một khối lượng lớn hơn để tận dụng lợi thế ngô giá rẻ trên thị trường Nam Mỹ.

Giám đốc cũng cho biết rằng, doanh nghiệp thích nhập khẩu chất lượng cao với độ ẩm hơn nhiều so với ngô chế biến trong nước.

Giá ngô được nhập khẩu từ Argentina và Brazil ở mức khoảng 310-320 USD/tấn trong tháng 6 nhưng hiện tại giá giảm xuống còn 245-250 USD/tấn, thấp hơn so với giá trong nước 295 USD/tấn (tại tỉnh Sơn La).

Thực tế, giá nguyên liệu thô đối với sản xuất thức ăn chăn nuôi đang giảm trên thị trường toàn cầu nhưng vẫn đứng ở mức cao tại Việt Nam.

Phó chủ tịch của Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam, ông Nguyễn Đức Bình cho biết rằng, các nhà sản xuất trong nước vẫn chịu giá nguyên liệu nhập khẩu chế biến ở mức cao và chi phí đầu ra sẽ khó giảm.

Ông Bình cho biết rằng, giá thức ăn chăn nuôi trong nước có thể giảm trong tháng tới, ở mức khoảng 5% so với giá hiện tại.

Reuter

Nguồn: Internet