Theo số liệu thống kê, nhập khẩu xăng dầu các loại của Việt Nam tháng 8/2011 đạt 871,9 nghìn tấn với kim ngạch 835 triệu USD, tăng 63,4% về lượng và tăng 63% về trị giá so với tháng trước; giảm 5,1% về lượng nhưng tăng 43,6% về trị giá so với cùng tháng năm ngoái, nâng tổng lượng xăng dầu các loại nhập khẩu của Việt Nam 8 tháng đầu năm 2011 đạt 7,4 triệu tấn với kim ngạch 6,8 tỉ USD, tăng 4,6% về lượng và tăng 52,9% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 10% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của cả nước 8 tháng đầu năm 2011.
Trong 8 tháng đầu năm 2011, dầu diesel chiếm phần lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu xăng dầu các loại của cả nước đạt 3,9 triệu tấn với kim ngạch 3,6 tỉ USD, tăng 4% về lượng và tăng 50,9% về trị giá so với cùng kỳ, chiếm 53,4% trong tổng kim ngạch; đứng thứ hai là xăng đạt 1,8 triệu tấn với kim ngạch 1,8 tỉ USD, tăng 23,3% về lượng và tăng 77% về trị giá so với cùng kỳ, chiếm 26,3% trong tổng kim ngạch; thứ ba là dầu mazut đạt 1,1 triệu tấn với kim ngạch 723 triệu USD, giảm 16,8% về lượng nhưng tăng 15,5% về trị giá so với cùng kỳ, chiếm 10,7% trong tổng kim ngạch; thứ tư là nhiên liệu bay đạt 627 nghìn tấn với kim ngạch 637 triệu USD, tăng 15,7% về lượng và tăng 65,9% về trị giá so với cùng kỳ, chiếm 9,4% trong tổng kim ngạch; sau cùng là dầu hoả đạt 12 nghìn tấn với kim ngạch 11 triệu USD, giảm 43% về lượng và giảm 16,1% về trị giá so với cùng kỳ, chiếm 0,17% trong tổng kim ngạch.
Singapore dẫn đầu thị trường về lượng và kim ngạch cung cấp xăng dầu các loại cho Việt Nam 8 tháng đầu năm 2011 đạt 3,2 triệu tấn với kim ngạch 2,8 tỉ USD, tăng 24% về lượng và tăng 84,6% về trị giá so với cùng kỳ, chiếm 41,4% trong tổng kim ngạch.
Trong 8 tháng đầu năm 2011, một số thị trường cung cấp xăng dầu các loại cho Việt Nam có tốc độ tăng trưởng mạnh về kim ngạch: Singapore đạt 3,2 triệu tấn với kim ngạch 2,8 tỉ USD, tăng 24% về lượng và tăng 84,6% về trị giá so với cùng kỳ, chiếm 41,4% trong tổng kim ngạch; tiếp theo đó là Đài Loan đạt 1 triệu tấn với kim ngạch 1 tỉ USD, tăng 25,3% về lượng và tăng 82,7% về trị giá so với cùng kỳ, chiếm 15,8% trong tổng kim ngạch; Nhật Bản đạt 85 nghìn tấn với kim ngạch 77 triệu USD, tăng 36% về lượng và tăng 82,3% về trị giá so với cùng kỳ, chiếm 1,1% trong tổng kim ngạch; sau cùng là Thái Lan đạt 524 nghìn tấn với kim ngạch 495 triệu USD, tăng 23% về lượng và tăng 78,3% về trị giá so với cùng kỳ, chiếm 7,3% trong tổng kim ngạch.
Ngược lại, một số thị trường cung cấp xăng dầu các loại cho Việt Nam 8 tháng đầu năm 2011 có độ suy giảm: Malaysia đạt 283,7 nghìn tấn với kim ngạch 196 triệu USD, giảm 44,7% về lượng và giảm 19,1% về trị giá so với cùng kỳ, chiếm 2,9% trong tổng kim ngạch; tiếp theo đó là Nga đạt 152,8 nghìn tấn với kim ngạch 137 triệu USD, giảm 40,4% về lượng và giảm 17% về trị giá so với cùng kỳ, chiếm 2% trong tổng kim ngạch; sau cùng là Trung Quốc đạt 813 nghìn tấn với kim ngạch 801 triệu USD, giảm 32,3% về lượng và giảm 2,1% về trị giá so với cùng kỳ, chiếm 11,9% trong tổng kim ngạch.
Thị trường cung cấp xăng dầu các loại cho Việt Nam 8 tháng đầu năm 2011.
|
|
|
% tăng, giảm KN so với cùng kỳ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|