Theo TCHQ Việt Nam, 10 tháng đầu năm nay Việt Nam đã xuất khẩu 8,5 tỷ USD hàng hóa sang Nhật Bản, tăng 37,99% so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng tháng 10, Việt Nam đã xuất khẩu trên 1 tỷ USD hàng hóa sang Nhật Bản, tăng 2,27% so với tháng liền kề trước đó và tăng 47,13% so với tháng 10/2010.
Nhìn chung, 10 tháng đầu năm xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản tăng trưởng ở hầu khắp các mặt hàng, số mặt hàng về giảm kim ngạch chỉ chiếm 13,8% tỷ trọng, bao gồm những mặt hàng như máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 3,85%; giấy và các sản phẩm từ giấy giảm 20,87%; chất dẻo nguyên liệu giảm 35,41%; sản phẩm mây tre cói thảm giảm 9,22% và xăng dầu giảm 95,32%.
Hàng dệt may – mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản 10 tháng đầu năm nay, chiếm 16,1%, tương đương với 1,3 tỷ USD, tăng 52,11% so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng tháng 10, thì mặt hàng này xuất khẩu sang Nhật Bản lại giảm kim ngạch so với tháng trước đó, giảm 7,73% nhưng lại tăng 42,57% so với tháng 10/2010.
Kế đến là mặt hàng dầu thô với kim ngạch xuất khẩu trong tháng là 151 triệu USD, giảm 10,98% so với tháng 9, nhưng tăng 550,86% so với tháng 10/2010. Tính chung từ đầu năm cho đến hết tháng 10 đã xuất khẩu 1,1 tỷ USD dầu thô sang Nhật Bản, tăng 720,23% so với 10 tháng năm 2010.
Chuyên gia tư vấn xúc tiến đầu tư cho doanh nghiệp Nhật Bản, Công ty KeyPlus, ông Akira Kojima cho biết, hàng hóa Việt Nam xuất sang Nhật Bản, đang rất thuận lợi vì rẻ hơn trước khi đồng Yên tăng giá so với USD, đồng VND lại mất giá so với USD. Hơn nữa, nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Nhật hiện chỉ chịu mức thuế suất 0 – 5% khi Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) có hiệu lực từ tháng 10/2009.
Theo ông Nakamori Akihiro, Phó giám đốc điều hành Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO), trái cây Việt Nam có nhiều lợi thế khi xuất khẩu sang Nhật, song cần lưu ý đến bao bì, khâu vận chuyển để trái cây không bị hư hỏng và chú ý đến thói quen của người Nhật thích ăn những trái cây có vị ngọt.
Bên cạnh trái cây, các sản phẩm thủy - hải sản cũng có nhiều cơ hội xuất sang Nhật. Hiện Việt Nam đang là nước xuất khẩu mặt hàng tôm lột vỏ hàng đầu tại Nhật Bản. Gần đây, trên thị trường Nhật Bản đã xuất hiện một số mặt hàng tôm qua chế biến của Việt Nam, như tôm lăn bột chiên, tôm chế biến sẵn để ăn với Sushi... Thực tế này cho thấy, thị trường Nhật Bản chấp nhận các sản phẩm này. Việt Nam cần tăng cường xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng như vậy.
Việt Nam đứng ở vị trí 17 của những nước xuất khẩu vào thị trường Nhật. Tôm là mặt hàng xuất khẩu chủ lực, ngoài ra còn có dăm gỗ, cà phê... Đặc biệt đối với tôm lột vỏ, Việt Nam là nước xuất khẩu hàng đầu vào Nhật. Ông nhận định gần đây Việt Nam đã xuất khẩu các mặt hàng có giá trị gia tăng, đó là xu hướng tất yếu để đáp ứng nhu cầu thị trường Nhật và tương lai sẽ tăng hơn nữa.
Các chuyên gia thương mại khuyến cáo, điều DN cần làm hiện nay là nên xây dựng một chiến lược trung và dài hạn khi tiếp cận thị trường Nhật Bản. Theo đó, DN cần tìm hiểu một cách kỹ lưỡng tập quán kinh doanh của người Nhật; tham khảo thông tin về thị trường Nhật Bản. Mặt khác, DN cũng có thể tìm cách liên hệ với các hệ thống phân phối tại Nhật Bản là các tập đoàn thương mại lớn như Mitsui, Mitsubishi, Sumitomo...
Ông Ken Arakawa, Cố vấn cao cấp của Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) khuyên các doanh nghiệp Việt Nam là muốn xuất khẩu sang Nhật Bản, phải nhập gia tùy tục.
Ông Ken Arakawa nêu rõ hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam còn mắc phải hạn chế như thiếu thông tin, tư tưởng thụ động chờ các đơn hàng còn phổ biến. Từ đó dẫn đến chất lượng sản phẩm không đồng đều, giá thành còn cao, thời gian giao hàng không bảo đảm...
Bên cạnh đó việc nghiên cứu thị trường còn chưa bằng các công ty Nhật Bản. Hơn một nửa các công ty Nhật Bản có văn phòng đại diện tại Việt Nam, nên hoạt động của họ rất hiệu quả. Họ thường xuyên theo dõi nắm vững tình hình thị trường Việt Nam.
Theo ông Ken Arakawa, doanh nghiệp Nhật Bản tương đối khó tính trong việc lựa chọn đối tác làm ăn. Khi chọn đối tác để cung cấp hay nhập khẩu hàng hóa, họ thường có nhu cầu thẩm định hàng hóa trực tiếp.
Mặt khác, người Nhật có thói quen đến tận doanh nghiệp mua hàng để xem cơ sở đối tác. Những mặt hàng thường phải nhập từ nhiều nguồn, nhiều công đoạn sản xuất, khó tập trung một điểm như thủ công mỹ nghệ chẳng hạn phải có các kho hàng, showroom... để họ tin tưởng hơn.
Đặc biệt, người Nhật cũng rất chú trọng đến môi trường, người Nhật đặt yêu cầu rất cao đối với vệ sinh an toàn thực phẩm. Như vấn đề tôm xuất khẩu vào Nhật Bản vừa qua, cùng với việc thông báo cho phía Việt Nam, các doanh nghiệp nhập khẩu cũng tiến hành nhiều biện pháp điều tra, nếu phát hiện tôm Việt Nam, được nuôi thả không bảo đảm vệ sinh môi trường thì rất dễ bị cấm nhập khẩu.
Các doanh nghiệp Việt Nam, muốn xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản cần phải "nhập gia tùy tục", tức là phải tìm hiểu rõ các phong tục tập quán cũng như thị hiếu người Nhật. Trong thời buổi cạnh tranh cao việc chủ động tìm đến với thị trường và tiếp xúc bạn hàng, người tiêu dùng sẽ mang lại cơ hội kinh doanh và thành công cho doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp Việt Nam cần tìm hiểu kỹ thông tin về các hội chợ để thu được hiệu quả cao nhất.
Theo ông Ken Arakawa, một số mặt hàng như: thủy hải sản, đồ gỗ, mây tre đan, gạch ốp lát và đá xây dựng... đang là những mặt hàng được thị trường Nhật Bản rất ưu chuộng, các doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng này cần thiết lập quan hệ tốt với phía đối tác và thành lập các văn phòng đại diện tại Nhật Bản để tiện việc xúc tiến thương mại.
Ông Ken Arakawa cho biết Chính phủ Nhật Bản cũng có chính sách bảo hộ nông dân trong trường hợp cần thiết, tuy nhiên về sự việc mực, tôm vừa qua bị trả lại là do phía Việt Nam đã dùng thuốc quá nhiều khiến các nhà nhập khẩu Nhật Bản buộc phải lên tiếng. Với các mặt hàng thủy sản, cụ thể với mặt hàng tôm nhập khẩu vào Nhật Bản không bị hạn chế bởi quota nhưng lại chịu sự chi phối của Luật kiểm dịch và Luật vệ sinh thực phẩm.
Luật kiểm dịch quy định tôm nhập khẩu từ các nước có nguy cơ dịch tả sẽ phải kiểm dịch. Nếu phát hiện thấy vi khuẩn, dư lượng kháng sinh..., hàng sẽ bị hủy hoặc trả lại.
Các doanh nghiệp Việt Nam cần hiểu đúng chế độ quản lý vệ sinh thực phẩm của Nhật Bản để tránh những vi phạm đáng tiếc. Tôm tươi sống, ướp đá được phân phối qua nhà bán buôn, do đó cần chú ý việc giao hàng sớm.
Trong thực tế chi phí lưu thông cộng thêm cước phí vận chuyển bằng máy bay có thể đội giá lên rất cao. Do vậy các doanh nghiệp có thể lựa chọn cách bỏ qua chợ bán buôn mà thỏa thuận trực tiếp với các nhà phân phối và bán lẻ.
Thống kê hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản 10 tháng năm 2011
ĐVT: USD
Chủng loại hàng hóa
|
KNXK T10/2011
|
KNXK 10T/2011
|
KNXK 10T/2010
|
% tăng giảm KN T10 so T9
|
% tăng giảm KN T10 so tháng 10/2010
|
% tăng giảm KN so cùng kỳ
|
|
|
|
|
|
|
|
hàng dệt, may
|
|
|
|
|
|
|
Dầu thô
|
|
|
|
|
|
|
máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác
|
|
|
|
|
|
|
Hàng thủy sản
|
|
|
|
|
|
|
Dây điện và dây cáp điện
|
|
|
|
|
|
|
gỗ và sản phẩm gỗ
|
|
|
|
|
|
|
Phương tiện vận tải và phụ tùng
|
|
|
|
|
|
|
máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
|
|
|
|
|
|
|
sản phẩm từ chất dẻo
|
|
|
|
|
|
|
Than đá
|
|
|
|
|
|
|
giày dép các loại
|
|
|
|
|
|
|
túi xách, ví, vali, mũ và ô dù
|
|
|
|
|
|
|
cà phê
|
|
|
|
|
|
|
sản phẩm hóa chất
|
|
|
|
|
|
|
sản phẩm từ sắt thép
|
|
|
|
|
|
|
Điện thoại các loại và linh kiện
|
|
|
|
|
|
|
Kim loại thường và sản phẩm
|
|
|
|
|
|
|
sản phẩm từ cao su
|
|
|
|
|
|
|
giấy và các sản phẩm từ giấy
|
|
|
|
|
|
|
sản phẩm gốm, sứ
|
|
|
|
|
|
|
hóa chất
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hàng rau quả
|
|
|
|
|
|
|
Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện
|
|
|
|
|
|
|
đá quý, kim loại quý và sản phẩm
|
|
|
|
|
|
|
thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh
|
|
|
|
|
|
|
chất dẻo nguyên liệu
|
|
|
|
|
|
|
Xơ sợi dệt các loại
|
|
|
|
|
|
|
sản phẩm mây, tre, cói và thảm
|
|
|
|
|
|
|
bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc
|
|
|
|
|
|
|
Quặng và khoáng sản khác
|
|
|
|
|
|
|
hạt tiêu
|
|
|
|
|
|
|
Hạt điều
|
|
|
|
|
|
|
sắt thép các loại
|
|
|
|
|
|
|
sắn và các sản phẩm từ sắn
|
|
|
|
|
|
|
Xăng dầu các loại
|
|
|
|
|
|
|