Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, 10 tháng/2012 Việt Nam đã xuất siêu 64 triệu USD.
Trong 78 thị trường có quan hệ buôn bán tương đối lớn với Việt Nam trong 10 tháng qua, có 52 thị trường Việt Nam giữ vị thế xuất siêu. Trong đó, mức xuất siêu đạt từ 100 triệu USD trở lên có 34 (với mức xuất siêu lên đến 34860 triệu USD) và đạt từ 500 triệu USD trở lên có 19 (với mức xuất siêu lên đến 31818 triệu USD), đặc biệt có 9 nước và vùng lãnh thổ đạt trên 1000 triệu USD (với mức xuất siêu lên đến 24872 triệu USD).
Đây là một trong những yếu tố quan trọng mang đến kỳ tích xuất siêu của Việt Nam trong 10 tháng qua, sau nhiều năm nhập siêu lớn, tạo tiền đề để cả năm không bị nhập siêu lớn như chỉ tiêu kế hoạch đề ra đầu năm (13 tỷ USD) cũng như mức đã được điều chỉnh cách đây mấy tháng (3 tỷ USD).
Hoa Kỳ là thị trường mà Việt Nam xuất khẩu lớn nhất, với kim ngạch xuất khẩu trong 10 tháng lên đến 16231 triệu USD, chiếm 17,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ lớn hơn nhiều so với thị trường đứng thứ 2 (Nhật Bản 10812 triệu USD) và đứng thứ 3 (CHND Trung Hoa 10229 triệu USD). Trong các mặt hàng mà Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ, có 15 mặt hàng đạt kim ngạch trên 500 triệu USD. Đứng đầu là diệt may đạt 6247 triệu USD, chiếm 50% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam. Tiếp đến là giày dép đạt 1823 triệu USD, chiếm 31,3% tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam. Gỗ và sản phẩm gỗ đạt 1463 triệu USD, chiếm 38,7% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam. Thuỷ sản đạt 996 triệu USD, chiếm 19,6%. Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác đạt 812 triệu USD, chiếm 17,6%. Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 710 triệu USD, chiếm 11,6%. Phương tiện vận tải và phụ tùng 522 triệu USD, chiếm 13,9%. Một số mặt hàng khác có kim ngạch ít hơn, nhưng lại chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng tương ứng của Việt Nam, như túi xách, ví, va li, ô dù chiếm 41,2%, sản phẩm từ sắt thép chiếm 30,9%, hạt điều chiếm 27,9%, giấy và sản phẩm từ giấy chiếm 19,4%, sản phẩm từ mây tre cói thảm chiếm 18,7%, đá quý, kim loại quý và sản phẩm chiếm 17,1%, hạt tiêu 14,4%, kim loại thường khác và sản phẩm chiếm 14%, sản phẩm từ cao su chiếm 13,8%, dây điện và cáp điện chiếm 13,4%,… Trong khi đó, nhập khẩu của Việt Nam từ Hoa Kỳ trong 10 tháng là 3.985 triệu USD, thấp xa so với nhập khẩu từ CHND Trung Hoa (23.453 triệu USD), Hàn Quốc 12.656 triệu USD, Nhật Bản 9.608 triệu USD, Đài Loan 7.129 triệu USD, Singapore 5.834 triệu USD, Thái Lan 4.788 triệu USD. Có 25 mặt hàng đạt trên 10 triệu USD, trong đó có 9 đạt trên 100 triệu USD, lớn nhất là máy tính, máy móc dụng cụ phụ tùng, bông, thức ăn gia súc.
Hồng Kông nhập khẩu từ Việt Nam 2.918 triệu USD, đứng thứ 7 trong các nước và vùng lãnh thổ nhập khẩu từ Việt Nam, trong khi đó Việt Nam nhập khẩu từ Hồng CKông 791 triệu USD. Trong các mặt hàng Hồng Công nhập khẩu của Việt Nam có 14 mặt hàng đạt trên 10 triệu USD, trong đó có 5 mặt hàng đạt trên 100 triệu USD, lớn nhất là máy ảnh, máy quay phim và linh kiện (1.170 triệu USD), tiếp đến là điện thoại các loại và linh kiện (428 triệu USD), máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (276 triệu USD), máy móc, dụng cụ phụ tùng 258 triệu USD. Việt Nam nhập khẩu từ Hồng Kông chủ yếu là điện thoại (462 triệu USD), vải (283 triệu USD).
Anh nhập khẩu từ Việt Nam 2.396 triệu USD, đứng thứ 8 trong các nước và vùng lãnh thổ nhập khẩu từ Việt Nam; trong khi đó, Việt Nam nhập khẩu từ Anh chỉ có 448 triệu USD. Mặt hàng Anh nhập khẩu từ Việt Nam có 13 đạt từ 10 triệu USD trở lên, trong đó lớn nhất là điện thoại các loại và linh kiện (761 triệu USD), giày dép (408 triệu USD), dệt may (372 triệu USD), gỗ và sản phẩm gỗ (152 triệu USD). Việt Nam nhập khẩu từ Anh có 6 mặt hàng đạt trên 10 triệu USD, nhiều nhất là máy móc dụng cụ phụ tùng (143 triệu USD), dược phẩm (64 triệu USD).
Campuchia nhập khẩu từ Việt Nam 2.304 triệu USD, đứng thứ 9 trong các nước và vùng lãnh thổ nhập khẩu từ Việt Nam. Trong khi đó, Việt Nam nhập khẩu từ Campuchia 399 triệu USD. Campuchia nhập khẩu từ Việt Nam có 17 mặt hàng đạt trên 10 triệu USD, nhiều nhất là xăng dầu (686 triệu USD), sắt thép các loại (324 triệu USD). Việt Nam nhập khẩu từ Campuchia có 3 mặt hàng đạt trên 10 triệu USD, trong đó nhiều nhất là cao su (132,9 triệu USD).
Đức nhập khẩu từ Việt Nam 3.307 triệu USD, đứng thứ 6 trong các nước và vùng lãnh thổ nhập khẩu từ Việt Nam. Trong khi đó, nhập khẩu của Việt Nam từ Đức 889 triệu USD. Nhập khẩu của Đức từ Việt Nam có 17 mặt hàng đạt trên 10 triệu USD, trong đó nhiều nhất là điện thoại (948 triệu USD), dệt may (441 triệu USD), cà phê (370 triệu USD), giày dép (305 triệu USD), thủy sản (165 triệu USD). Việt Nam nhập khẩu từ Đức có 19 mặt hàng đạt trên 10 triệu USD, nhiều nhất là máy móc, dụng cụ phụ tùng (650 triệu USD), phương tiện vận tải và phụ tùng (420 triệu USD), dược phẩm (121 triệu USD), hóa chất (90 triệu USD).
Hà Lan nhập khẩu từ Việt Nam 1997 triệu USD, đứng thứ 10 trong các nước và vùng lãnh thổ nhập khẩu của Việt Nam. Trong khi đó, Việt Nam nhập khẩu từ Hà Lan 609 triệu USD. Hà Lan nhập khẩu từ Việt Nam có 15 mặt hàng đạt trên 10 triệu USD, trong đó nhiều nhất là may tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (365 triệu USD), điện thoại các loại và linh kiện (282 triệu USD), giày dép (264 triệu USD), dệt may (199 triệu USD), hạt điều (146 triệu USD), thủy sản (116 triệu USD). Việt Nam nhập khẩu từ Hà Lan 11 mặt hàng đạt từ 10 triệu USD trở lên, trong đó linh kiện phụ tùng ô tô (122 triệu USD), máy móc, dụng cụ, phụ tùng (104 triệu USD).
Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất nhập khẩu từ Việt Nam 1.653 triệu USD. Trong khi đó, Việt Nam nhập khẩu từ Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất 268 triệu USD. Nước này nhập khẩu từ Việt Nam có 11 mặt hàng đạt từ 10 triệu USD trở lên, trong đó nhiều nhất là điện thoại các loại và linh kiện (lên tới 1.163 triệu USD), máy vi tính, sản phẩm điện tử (122 triệu USD), Việt Nam nhập khẩu từ Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất có 16 mặt hàng đạt trên 10 triệu USD.
Tây Ban Nha nhập khẩu từ Việt Nam 1.492 triệu USD. Trong khi đó Việt Nam nhập khẩu từ nước này 231 triệu USD. Tây Ban Nha nhập khẩu từ Việt Nam 11 mặt hàng đạt trên 10 triệu USD, trong đó nhiều nhất là điện thoại các loại và linh kiện tới 347 triệu USD, giày dép 189 triệu USD, cà phê 175 triệu USD, thủy sản 113 triệu USD. Việt Nam nhập khẩu từ Tây Ban Nha có 6 mặt hàng đạt trên 10 triệu USD, như sản phẩm hóa chất, máy móc dụng cụ phụ tùng, dược phẩm.
Nhật Bản nhập khẩu từ Việt Nam 10.812 triệu USD, đứng thứ 2 trong các nước và vùng lãnh thổ nhập khẩu từ Việt Nam. Trong khi đó, Việt Nam nhập khẩu từ Nhật Bản 9.608 triệu USD. Nhật Bản nhập khẩu từ Việt Nam có 23 mặt hàng đạt từ 10 triệu USD trở lên, trong đó lớn nhất là dầu thô (2.084 triệu USD), dệt may (1.621 triệu USD), phương tiện vận tải (1.396 triệu USD), máy móc, dụng cụ phụ tùng (1.023 triệu USD), thủy sản (896 triệu USD), gỗ và sản phẩm gỗ (543 triệu USD), sản phẩm chất dẻo (296 triệu USD), máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (217 triệu USD),… Việt Nam nhập khẩu từ Nhật Bản có 30 mặt hàng đạt trên 10 triệu USD, trong đó nhiều nhất là máy móc, dụng cụ phụ tùng (2.889 triệu USD), máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (1.384 triệu USD), sắt thép các loại (1.273 triệu USD), sản phẩm từ chất dẻo (529 triệu USD), vải (460 triệu USD), sản phẩm từ sắt thép (392 triệu USD), chất dẻo nguyên liệu (243 triệu USD), linh kiện phụ tùng ô tô (242 triệu USD).