(VINANET) Các tháng đầu năm 2014, do Trung Quốc và một số thị trường Đông Nam Á đẩy mạnh mua nhân điều, các mặt hàng điều chế biến để phục vụ cho lễ Tết nên kim ngạch xuất khẩu điều quý I/2014 tăng cao. Lượng xuất khẩu hạt điều của Việt Nam trong tháng 3/2014 đạt 21.225 tấn, tăng mạnh 63% so với tháng trước và đạt trị giá 133,51 triệu USD, tăng 64,98%. Tính chung cả quý I/2014, Việt Nam đã xuất khẩu 52.515 tấn hạt điều, đạt 324,68 triệu USD, tăng 21,7% về lượng và 23,85% về kim ngạch so cùng kỳ, chứng tỏ nhu cầu thế giới về hạt điều và sản phẩm chế biến về hạt điều của Việt Nam vẫn ngày càng được ưa chuộng.

Chủ tịch hiệp hội điều Việt Nam (Vinacas) cho biết, xuất khẩu hạt điều trong năm nay dự báo đạt khoảng 180.000 tấn điều nhân, với kim ngạch xuất khẩu 1,8 tỷ USD, cộng thêm các mặt hàng dầu vỏ hạt điều và sản phẩm chế biến sâu thì giá trị có thể đạt khoảng 2,2 tỷ USD.

Ba thị trường xuất khẩu lớn nhất cho hạt điều bao gồm Mỹ, Trung Quốc và Hà Lan. Hiện Việt Nam có khoảng 300 doanh nghiệp xuất khẩu xuất khẩu sản phẩm hạt điều đến 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Theo Vinacas, mỗi năm Việt Nam chế biến khoảng 1 triệu tấn hạt điều thô, trong đó có 600.000 tấn từ các cây trồng trong nước và nhập khẩu 400.000 tấn từ Campuchia, Lào, Indonesia và các quốc gia Tây Phi

Hạt điều xuất khẩu sang hầu hết các thị trường trong tháng 3 đều tăng so với tháng 2; trong đó xuất sang Hoa Kỳ trong tháng 3 tăng mạnh 96,92% so với tháng trước đó, đưa kim ngạch cả 3 tháng sang thị trường này lên 922,34 triệu USD, chiếm 28,44% trong tổng kim ngạch, tăng 40,06% so với cùng kỳ.

Xuất khẩu sang Trung Quốc tháng 3 tăng 52,15%, đưa kim ngạch cả 3 tháng lên 64,98 triệu USD, chiếm 20%, tăng 24,55%; xuất sang Hà Lan đạt 29,61 triệu USD, chiếm 9,12%, tăng nhẹ 2,38%; sang Australia chiếm 6,41%, đạt 20,82 triệu USD, tăng 18,03%.

Nhìn chung, phần lớn các thị trường xuất khẩu hạt điều của Việt Nam trong quí I năm nay đều tăng kim ngạch so với quí I năm ngoái; trong đó xuất khẩu tăng mạnh ở các thị trường như: Anh (+110,8%), Pháp (+120,6%), Tây Ban Nha (+159,8%), Hy Lạp (+127%). Ngược lại, xuất khẩu hạt điều sang Ấn Độ và Pakistan sụt giảm mạnh so với cùng kỳ, với mức giảm lần lượt là 93,38% và 72,45%.

Số liệu Hải quan về xuất khẩu hạt điều quí I/2014. ĐVT: USD

 

Thị trường

 

T3/2014

 

Quí I/2014

 

T3/2014 so T2/2014(%)

Quí I/2014 so cùng kỳ(%)

Tổng kim ngạch

       133.512.387

       324.678.796

+64,98

+23,85

Hoa Kỳ

          41.981.354

          92.337.625

+96,92

+40,06

Trung quốc

          25.970.747

          64.976.870

+52,15

+24,55

Hà Lan

          11.212.051

          29.607.053

+47,86

+2,38

Australia

            8.612.841

          20.820.466

+80,84

+18,03

Canada

            5.920.023

          14.118.069

+85,61

+48,53

Anh

            4.746.469

          13.265.687

+12,17

+110,82

Thái Lan

            4.888.682

          11.753.658

+70,69

+87,42

Nga

            2.160.601

          10.234.530

-28,35

-20,05

Pháp

            1.882.082

            5.636.641

-13,38

+120,61

Đức

            2.744.644

            4.964.333

+172,66

-23,11

Italia

            1.641.124

            4.554.067

-0,76

+58,61

Hồng Kông

            1.349.673

            4.124.144

+93,07

+9,94

New Zealand

            1.265.749

            3.333.325

+6,93

+63,30

Israel

            1.711.954

            2.915.240

+295,64

+24,49

Tây Ban Nha

            1.079.114

            2.914.969

+18,73

+159,82

Đài Loan

            1.015.430

            2.840.781

+100,18

-10,58

Nhật Bản

               781.531

            2.364.464

+35,45

+35,82

Singapore

               687.769

            2.335.834

-27,07

-12,40

Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất

            1.026.721

            2.249.337

+188,38

-20,82

Bỉ

               896.000

            1.898.096

+35,55

+48,38

Nam Phi

               724.300

            1.820.362

+70,49

+56,81

Ucraina

               246.690

            1.265.369

-46,59

-36,80

Philippines

               260.458

               983.639

+8,09

+0,55

Nauy

               346.572

               925.115

+52,81

-38,76

Hy Lạp

               170.578

               782.116

-38,72

+127,03

Ấn Độ

                 96.844

               481.738

-51,02

-93,38

Malaysia

               258.454

               307.804

*

*

Pakistan

                        -  

                 83.000

*

-72,45

Theo các chuyên gia, hạt điều của Việt Nam có nhiều tiềm năng xuất khẩu sang thị trường châu Âu, do phần lớn thu nhập bình quân đầu người ở khu vực này ở mức cao hơn nhiều so với các khu vực khác trên thế giới, thêm vào đó các sản phẩm được chế biến từ hạt điều đang dần dần phổ biến và được ưa chuộng tại đây. Tuy nhiên, tiêu chuẩn để hạt điều có thể nhập khẩu được vào khu vực này cũng rất cao nên đòi hỏi doanh nghiệp cần phải tìm hiểu kỹ và đầu tư bài bản, chuyên nghiệp.

Nếu như cách đây 10 năm, các doanh nghiệp chỉ nhập khẩu điều thô vào khoảng 20 - 30%, còn lại 70 - 80% là sử dụng nguồn nguyên liệu điều thô trong nước thì đến nay đã phải nhập khẩu tới 50% sản lượng điều thô mới đủ chế biến hàng chất lượng cao để xuất khẩu. Sự bất lợi của thời tiết, sự biến động tiêu cực về giá cả thị trường… khiến năng suất cũng như chất lượng hạt điều giảm sút, kéo theo đó là thu nhập của người nông dân trồng điều cũng giảm rõ rệt. Trước tình trạng đó, nhiều nông dân đã chặt bỏ cây điều để chuyển sang trồng các loại cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm có giá trị cao hơn, khiến diện tích trồng cây điều giảm mạnh. Ngoài ra, phần lớn diện tích đất trồng điều hiện nay là đất cằn cỗi và nằm phân tán rải rác ở nhiều nơi làm cho công tác chăm sóc không được quan tâm đúng mức, giống điều đang cho thu hoạch hiện nay lại là những giống cũ, năng suất phẩm chất không tốt, do đó sản lượng và chất lượng hạt điều Việt Nam ngày càng sụt giảm.

Từ một nước trồng điều, Việt Nam đang dần chuyển thành một nước gia công, chế biến điều. Đây là hoạt động chuyển hướng nhằm đem lại giá trị gia tăng cao hơn cho hạt điều, tuy nhiên sự phát triển của các nhà máy điều mang tính tự phát như thời gian qua, việc thiếu hợp tác giữa các doanh nghiệp trong ngành điều tạo nên sự cạnh tranh thiếu lành mạnh, gây ảnh hưởng đến xuất khẩu và uy tín chung của ngành điều Việt Nam. Trong công tác thị trường, việc tiếp thị và quảng bá về công dụng của hạt điều tại các thị trường tiềm năng cần được đẩy mạnh để tạo nên sự hấp dẫn của hạt điều so với các loại hạt khác, nâng cao giá trị và số lượng hạt điều xuất khẩu.

Giá hạt điều xuất khẩu tuần đầu tháng 4/2014

Mặt hàng

ĐVT

Giá

Thị trường

Cửa khẩu

Mã giao hàng

Nhân điều loại WW210

kg

8,71

Australia

Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)

FOB

nhân hạt điều đã qua sơ chế loạI W450

kg

7,70

Trung Quốc

Cửa khẩu Na Nưa (Lạng Sơn)

DAF

nhân hạt điều đã qua sơ chế loại SW

kg

7,50

Trung Quốc

Cửa khẩu Na Nưa (Lạng Sơn)

DAF

nhân hạt điều đã qua sơ chế loại DW

kg

6,90

Trung Quốc

Cửa khẩu Na Nưa (Lạng Sơn)

DAF

Hạt điều nhân loại WW240

kg

8,11

Đức

Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)

FOB

Nhân hạt điều W320

kg

7,10

Hà Lan

Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)

FOB

Hạt điều nhân loại W320

kg

7,05

Nga

Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)

FOB

Hạt điều nhân loại WW240 150 CTNS X 50LBS (22.68KG/CTN)        

pound

3,51

Tây Ban Nha

ICD III -Transimex (Cang SG khu vuc IV)

FOB

Hạt điều nhân loại W320

kg

7,05

Thổ Nhĩ Kỳ

Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)

FOB

Hạt điều nhân loại WW240

kg

8,05

Hoa Kỳ

ICD Phước Long Thủ Đức

FOB

Thủy Chung

Nguồn: Vinanet

Nguồn: Vinanet