Cả quý nước ta có 80 doanh nghiệp tham gia nhập khẩu nhóm hàng này, tăng thêm 1 doanh nghiệp so với cùng kỳ năm ngoái. Dự báo quý 4 năm nay, lượng và kim ngạch nhập khẩu sẽ tăng so với cùng kỳ năm ngoái. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho biết, quý 3/2008 Việt Nam đã giảm đáng kể lượng nhập máy dùng trong điều trị và hồi sức cấp cứu, cụ thể nhập 1.053 bộ máy đạt kim ngạch 3,6 triệu USD, giảm 74% về lượng và 33% về kim ngạch so với quý 3 năm ngoái.
Trong đó tháng 9/2008, lượng máy nhập khẩu chỉ đạt 232 bộ, giảm tới 92% so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân do giảm lượng nhập khẩu máy hút dịch và máy thở. Mặc dù, lượng nhập khẩu giảm khá mạnh so với năm ngoái nhưng kim ngạch nhập khẩu vẫn tăng do phần lớn các lô hàng nhập về là những lô hàng có đơn giá nhập cao, cụ thể đạt 1,3 triệu USD, tăng 45%.
Quý 3/2008, có 17 quốc gia cung cấp thiết bị điều trị và hồi sức cấp cứu cho Việt Nam, nhiều hơn so với cùng kỳ năm ngoái 1 quốc gia.
Xét về lượng: Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ – là 3 nguồn cung lớn, cung cấp cho nước ta 723 bộ máy các loại, chiếm tới 69% thị phần. Ngoài ra, Singapore, Đức, Italy, Thái Lan…cũng là những nguồn cung cấp khá vững mạnh, đóng vai trò khá quan trọng trong việc đạt kim ngạch chung của cả quý.
Nhập khẩu từ Trung Quốc phần lớn là những bộ máy hút dịch, máy tạo oxy, máy truyền dịch, máy tán sỏi, giá máy nhập khẩu từ thị trường này không cao. Nhập từ Nhật Bản máy hút dịch, máy gây mê, máy chạy thận nhân tạo, máy phá rung tim…Nhập của Mỹ máy theo dõi bệnh nhân, máy đo nồng độ oxy, máy tạo oxy, máy phẫu thuật…
Xét về kim ngạch: Có thể nói, kim ngạch nhập khẩu từ các thị trường trong quý 3 năm nay đều ở mức dưới 600 ngàn USD. Trong đó, Singapore, Đức, Nhật Bản, Trung Quốc… là những thị trường dẫn đầu về kim ngạch nhập khẩu.
Nhập khẩu từ Singapore đa phần là những bộ máy theo dõi bệnh nhân, máy chạy thận nhân tạo, máy tán sỏi, máy laser…Mặc dù, lượng máy nhập khẩu từ thị trường này không nhiều, nhưng do những bộ máy được nhập về phần lớn là những máy có đơn giá nhập cao nên đã đưa thị trường lên vị trí dẫn đầu về kim ngạch trong quý. Bên cạnh Singapore là thị trường Đức với 64 bộ máy các loại. Trong đó, máy được nhập khẩu nhiều nhất là máy chạy thận nhân tạo, máy truyền dịch tự động…

Tình hình nhập khẩu tháng 9/2008
Qua khảo sát giá cho thấy, giá nhập duy trì ổn định, duy nhất chỉ 3 lô hàng có sự biến động giá, chi tiết: máy điều trị sóng ngắn (model CDL-2) nhập khẩu từ Trung Quốc, giá 631 USD/bộ, tăng 5% so với tháng 4/2008; máy hút dịch YX-930D cũng nhập khẩu từ Trung Quốc, giá nhập khẩu tháng này tăng 13% so với giá nhập khẩu của tháng 5/2007 tương đương 170 USD/bộ; máy hút dịch áp lực thấp Constant -1400 nhập từ Nhật Bản giá 422 USD/bộ, tăng 8% so với tháng 10/2007.
Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu trong năm nay có sự khác biệt rõ nét so với năm ngoái. Nếu như năm ngoái, các doanh nghiệp đã đẩy mạnh nhập khẩu chủng loại máy hút dịch, máy giúp thở thì sang năm nay nhập khẩu 2 chủng máy này đã giảm mạnh. Với kết quả thực nhập cho biết, máy nhập khẩu trong năm nay được chải rộng theo nhiều loại: máy gây mê, máy truyền dịch, máy theo dõi bệnh nhân, máy hút dịch, máy phẫu thuật, máy điều trị giảm béo…
Tháng này nước ta đã nhập khẩu 70 bộ máy hút dịch từ 3 thị trường Nhật Bản, Trung Quốc, Italy. Trong đó máy hút dịch của Nhật Bản được nhập khẩu với số lượng lớn, chi tiết máy hút dịch đạp chân FP-190 và máy hút dịch D58 và phụ kiện kèm theo. Máy theo dõi bệnh nhân nhập khẩu chính từ hai thị trường Mỹ và Singapore, trong đó giá máy nhập từ Singapore thấp hơn máy nhập khẩu từ Mỹ….
Đặc biệt, Cty TNHH Thương mại Đào Tiến đã nhập khẩu một chủng loại máy mới (máy điều trị giảm béo của Pháp với giá nhập khẩu dao động từ 2.511 USD/bộ đến 4.554 USD/bộ tùy thuộc vào từng loại). Ngoài ra trong những tháng đầu năm nay, các doanh nghiệp khác đã nhập khẩu chủng loại máy này Ixraen, giá máy nhập khẩu từ thị trường này dao động từ 13.130 USD/bộ – 17.450 USD/bộ. Có thể nói, giá máy nhập khẩu từ Pháp tương đối thấp, thấp hơn rất nhiều so với máy của Ixraen (chú ý, doanh nghiệp cần tham khảo giá và chức năng của máy trước khi nhập khẩu).
Trong tháng có 3 Bệnh viện: Bệnh viện Đa khoa TP.Cần Thơ, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ đã nhập khẩu 11 bộ thiết bị gây mê của Italy, giá nhập khẩu giữa các doanh nghiệp có sự chênh lệch đáng kể.
Theo số liệu thống kê cho thấy, số lượng doanh nghiệp tham gia nhập khẩu thiết bị điều trị và hồi sức cấp cứu trong quý 3 năm nay chỉ tăng thêm 1 doanh nghiệp so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, tổng doanh nghiệp tham gia nhập khẩu đã lên tới 80 doanh nghiệp. Mặc dù, số lượng doanh nghiệp cũng đã tăng thêm nhưng kim ngạch nhập khẩu vẫn giảm xuống khá mạnh so với quý 3 năm ngoái. Nguyên nhân chính là do lượng máy nhập khẩu trong quý đã giảm xuống mạnh. Dẫn đầu về kim ngạch nhập khẩu trong quý là Cty Dược phẩm B.Braun Hà Nội, Chi nhánh Cty TNHH Thương mại và DV Kỹ thuật Việt-Thái, Cty Cổ phần hợp tác Phát triển DCA…
Tham khảo 10 doanh nghiệp nhập khẩu đạt kim ngạch cao trong quý 3/2008
(số liệu thống kê sơ bộ, doanh nghiệp dùng tham khảo)
Doanh nghiệp nhập khẩu
Kim ngạch nhập khẩu
% chênh lệch
Quý 3/2008
Quý 3/2007
Cty Dược phẩm B.Braun Hà Nội
261.751
*
*
Chi nhánh Cty TNHH Thương mại và DV Kỹ thuật Việt-Thái
251.873
*
*
Cty Cổ phần hợp tác Phát triển DCA
234.000
5.355
4.270
Cty TNHH Thương mại DV Đồng Hữu
198.000
82.500
140
Cty TNHH Phát triển
192.458
269.121
-28

Cty TNHH Thiết bị Y tế HD

190.000
40.000
375
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
160.794
*
*
Cty Cổ phần Dược phẩm - Thiết bị Y tế Hà Nội
150.000
28.000
436
Cty Thương mại Dược phẩm Đông á
130.000
*
*
Cty TNHH Thiết bị KHKT Hải Ly
116.920
*
*
(TTM)

Nguồn: Internet