(VINANET)- Theo số liệu thống kê, trong tháng 1/2014 kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Ấn Độ đạt 149,16 triệu USD, giảm 13,1% so với cùng kỳ năm trước.
Mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu sang Ấn Độ, trị giá 45.818.776 USD, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 30,7% tổng trị giá xuất khẩu. Đứng thứ hai là nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng trị giá 16.883.255 USD, tăng 6,12%, chiếm 11,3%. Đứng thứ ba là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, trị giá 10.552.929 USD, giảm 45,99%, chiếm 7% tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Ấn Độ trong tháng 1/2014. Ba mặt hàng trên chiếm 49% tổng trị giá xuất khẩu.
Trong tháng 1/2014, những mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ có mức tăng trưởng gồm: Hóa chất tăng 25,9%; kim loại thường tăng 129,15%; hạt tiêu tăng 19,48%; xơ, sợi dệt các loại tăng 20,87%; giày dép các loại tăng 7,26%; phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 53,22%; hàng dệt may tăng 115,27%; nguyên phụ liệu dệt may da giày 56,49%; hàng thủy sản 20,16%; chất dẻo nguyên liệu 125,74%; sản phẩm từ cao su tăng 81,42%; sản phẩm mây, tre cói và thảm tăng 10,51%; sản phẩm gốm sứ tăng 121,23%.
Trong 9 nhóm mặt hàng có giá trị kim ngạch sụt giảm thì sự sụt giảm mạnh nhất tập trung vào mặt hàng hạt điều (giảm 94%) và sản phẩm từ sắt thép (giảm 91,9%). Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu của 2 mặt hàng này thường chiếm một tỉ trọng không lớn trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu.
Nằm trong khu vực Nam Á, Ấn Độ được coi là nền kinh tế lớn nhất chiếm đến 79% GDP của cả khu vực. Ấn Độ là một đối tác được các quốc gia ASEAN lựa chọn để thiết lập khu vực thương mại tự do từ năm 2003 và Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ (AITIG) được ký kết. Ấn Độ hiện đang có mức thuế suất trung bình ở mức cao trên thế giới nên việc Ấn Độ cắt giảm thuế theo cam kết sẽ tạo thuận lợi cho hàng xuất khẩu của các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam nhờ sự chênh lệch giữa thuế ưu đãi và thuế thông thường.
Số liệu của Tổng cục hải quan về xuất khẩu sang Ấn Độ tháng 1/2014
Mặt hàng
|
Tháng 1/2013
|
Tháng 1/2014
|
Tháng 1/2014 so với Tháng 1/2013 (%)
|
Lượng (tấn)
|
Trị giá (USD)
|
Lượng (tấn)
|
Trị giá (USD)
|
Lượng
|
Trị giá
|
Tổng
|
|
172.056.846
|
|
149.160.022
|
|
-13,1
|
Điện thoại các loại và linh kiện
|
|
44.700.406
|
|
45.818.776
|
|
+2,5
|
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng
|
|
15.909.351
|
|
16.883.255
|
|
+6,12
|
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
|
|
19.525.771
|
|
10.552.929
|
|
-45,95
|
Cao su
|
5.109
|
14.871.748
|
3.947
|
8.828.404
|
-22,74
|
-40,64
|
Cà phê
|
6.874
|
13.263.138
|
4.522
|
7.995.884
|
-34,22
|
-39,71
|
Hóa chất
|
|
5.216.792
|
|
6.567.693
|
|
+25,9
|
Kim loại thường khác và sản phẩm
|
|
2.477.216
|
|
5.676.431
|
|
+129,15
|
Hạt tiêu
|
610
|
4.066.415
|
690
|
4.858.698
|
13,11
|
+19,48
|
Xơ, sợi dệt các loại
|
882
|
4.005.921
|
1.164
|
4.841.823
|
31,97
|
+20,87
|
Giày dép các loại
|
|
3.918.788
|
|
4.203.373
|
|
+7,26
|
Phương tiện vận tải và phụ tùng
|
|
2.727.555
|
|
4.179.206
|
|
+53,22
|
Gỗ và sản phẩm gỗ
|
|
5.251.509
|
|
3.679.363
|
|
-29,94
|
Hàng dệt may
|
|
1.406.765
|
|
3.028.298
|
|
+115,27
|
Nguyên phụ liệu dệt, may, da giày
|
|
1.129.468
|
|
1.767.505
|
|
+56,49
|
Sản phẩm hóa chất
|
|
2.515.238
|
|
1.715.532
|
|
-31,79
|
Hàng thủy sản
|
|
1.235.602
|
|
1.484.761
|
|
+20,16
|
Than đá
|
|
|
6.600
|
1.313.400
|
|
|
Sắt thép các loại
|
1.378
|
1.618.191
|
884
|
996.892
|
-35,85
|
-38,39
|
Chất dẻo nguyên liệu
|
296
|
393.437
|
730
|
888.158
|
+146,62
|
+125,74
|
Sản phẩm từ chất dẻo
|
|
1.423.519
|
|
872.524
|
|
-38,71
|
Sản phẩm từ sắt thép
|
|
6.246.736
|
|
505.788
|
|
-91,9
|
Sản phẩm từ cao su
|
|
189.289
|
|
343.407
|
|
+81,42
|
Sản phẩm mây, tre, cói và thảm
|
|
186.856
|
|
206.499
|
|
+10,51
|
Hạt điều
|
1.143
|
3.618.681
|
62
|
187.159
|
-94,58
|
-94,83
|
Sản phẩm gốm sứ
|
|
44.368
|
|
98.156
|
|
+121,23
|
T.Nga
Nguồn: Vinanet/Hải quan