1. Kiến nghị giảm thuế nhập điều thô xuống 0%. Tiếp tục tháo gỡ khó khăn tài chính cho các nhà máy chế biến điều nhân xuất khẩu, Hiệp hội điều Việt Nam đã kiến nghị giảm thuế nhập khẩu điều thô xuống 0%.
  2. Năm 2009, xuất khẩu dầu thô Việt Nam sẽ có nhiều biến động.  Giá dầu thô thế giới đột ngột giảm thấp và hiện đã xuyên thủng qua đáy 50USD/thùng dầu. Giá dầu thế giới giảm là tin vui đối với các DN nhập khẩu (NK) 100% sản phẩm dầu trong nước, giảm bớt căng thẳng về tài chính, DN được chủ động trong định giá, cũng chủ động tính toán thời điểm nhập hàng, cân đối cung- cầu để đảm bảo không lỗ.
  3. Năm 2008, trong tổng sản lượng khai thác quy dầu, dự kiến đạt 22,8 triệu tấn thì dầu thô khai thác chỉ đạt 15,3 triệu tấn (bằng 96% kế hoạch năm). Dự báo, sang năm 2009, 1/4 lượng dầu XK tiêu thụ nội địa
  4. Bộ Thương mại Mỹ sẽ không điều tra chống bán phá giá hàng dệt may Việt Nam. Công bố kết quả rà soát lần thứ 3 với hàng dệt may từ Việt Nam, Bộ Thương mại Mỹ kết luận không đủ bằng chứng để tiến hành điều tra chống bán phá giá.
  5. Tháng 11/2008: kim ngạch xuất khẩu xuống dưới ngưỡng 5 tỷ USD. Đây là tháng thứ ba liên tiếp kim ngạch xuất khẩu  suy giảm. Cụ thể, tháng 11/2008  kim ngạch xuất khẩu cả nước chỉ còn 4,8 tỷ USD, giảm mạnh so với mức 5, 044 tỷ USD của tháng trước.
  6. Tháng 11, trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, chỉ có dệt may giữ được kim ngạch ở mức 780 triệu USD so với tháng 10/2008; giầy dép có tăng nhẹ lên 400 triệu so với 396 triệu USD của tháng trước. Còn lại các mặt hàng đóng góp nhiều cho xuất khẩu đều bị suy giảm, thậm chí suy giảm khá mạnh về kim ngạch. 
  7. Nhập khẩu tháng 11 tiếp tục đà giảm và chỉ đạt 5,3 tỷ USD, giảm khá mạnh so với mức 5,7 tỷ USD của tháng trước. Kim ngạch nhập khẩu đến hết tháng 11 đạt 75,4 tỷ USD. Nhập siêu khoảng 15,9 tỷ USD. Nhập khẩu giảm chủ yếu do giá cả thế giới giảm mạnh và nhu cầu trong nước đi xuống khiến nhu cầu ít đi.
  8. Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan, bên cạnh những thị trường lớn như EU hiện đang chiếm 18% kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam, Nhật Bản chiếm 9%, thì Hoa Kỳ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất, chiếm 57% và hàng dệt may Việt Nam đang giành ưu thế tại Mỹ
  9. Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã đề nghị Bộ Công Thương cho xuất khẩu than tiểu ngạch qua cửa khẩu Vạn Gia (Quảng Ninh) để TKV có thể tiêu thụ 5 triệu tấn than đang tồn kho. TKV cho rằng, nếu được phép xuất khẩu qua con đường tiểu ngạch, lượng than tồn kho sẽ được giải quyết nhanh chóng bởi kênh tiêu thụ này giảm chi phí vận tải và kích thích nhu cầu khách hàng.
  10. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may từ VN vào Mỹ vẫn tăng trưởng ấn tượng trong năm 2008, ước đạt 5 tỉ USD, tăng 400 triệu USD so với năm 2007.
  11. Ước tính xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Đông năm 2008 đạt khoảng 1,4 tỉ USD, tăng 100% so với năm 2007, với các thị trường chủ yếu là: Thổ Nhĩ Kỳ, UAE, Ả rập xê út, Israel và Iran.
  12. 9 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU đạt 1,26 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ.
  13. 10 tháng đầu năm, EU đứng đầu trong các thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam, chiếm 25,3% tổng lượng xuất khẩu thủy sản cả nước với gần 970 triệu USD, tăng 29,3% so cùng kỳ.
  14. 10 tháng đầu năm 2008, nhập khẩu mặt hàng bông của cả nước đạt 245 ngàn tấn, trị giá 381 triệu USD, tăng 34,6% về lượng và 67,1% về trị giá so với cùng kỳ.
  15. 10 tháng đầu năm 2008, nhập khẩu mặt hàng giấy các loại của cả nước đạt 768 ngàn tấn, trị giá 637 triệu USD, tăng 12,3% về lượng và 30,3% về trị giá so với cùng kỳ.

Nguồn: Vinanet