1. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu quần áo thể thao của Việt Nam tháng 9/08 giảm mạnh đạt 1,13 triệu cái, trị giá 8,0 triệu USD, giảm 17% về lượng và 3,8% về trị giá so với tháng 9/07. Tính chung, 9 tháng đầu năm 2008 xuất khẩu đạt 15,8 triệu cái, trị giá 92,1 triệu USD, tăng 24,2% về lượng và 24,5% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
  2. 9 tháng đầu năm, xuất khẩu quần áo thể thao sang thị trường EU tăng 22,3% về lượng và 31,4% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 9,0 triệu cái, trị giá 52,2 triệu USD, chiếm 56,7% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này.
  3. Xuất khẩu quần áo thể thao sang thị trường Mỹ tăng chậm lại trong 9 tháng đạt 3,1 triệu cái, trị giá 18,5 triệu USD, tăng 12,9% về lượng và 10,1% về trị giá so với cùng kỳ 2007.
  4. Giá xuất khẩu quần áo thể thao sang Pháp tháng 9/08 đứng ở mức cao đạt 4,76 USD/cái, FOB, tăng 52% so với tháng trước và tăng 25,6% so với tháng 9/07. Tuy nhiên, giá xuất khẩu 9 tháng đầu năm không có thay đổi so với cùng kỳ năm ngoái đạt 3,5 USD/cái, FOB.
  5. Tính đến tháng 11, Tiền Giang đã xuất khẩu được gần 139.000 tấn gạo hàng hóa các loại, đạt khoảng 70% chỉ tiêu cả năm và tăng hơn 21,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, Công ty Lương thực tỉnh Tiền Giang đã xuất khẩu được trên 120.000 tấn gạo hàng hóa có 61.000 tấn gạo mua trong vụ hè thu chính vụ 2008 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về thu mua lúa gạo tồn đọng trong dân tương đương với trên 122.000 tấn lúa hàng hóa.
  6. Theo Sở Công Thương Thanh Hoá, giá trị sản xuất công nghiêp năm 2008 của tỉnh ước đạt trên 12.186 tỷ đồng, vượt kế hoạch năm 0,7% và tăng gần 17% so với năm 2007. Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh có tốc độ tăng cao nhất với 24,2%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 15%. Phần lớn các sản phẩm chủ lực của tỉnh đều có sản lượng tăng khá cao, trong đó clinker, gạch ceramic, đá ốp lát xây dựng, phụ gia xi măng, quần áo may mặc sẵn, cồn thực phẩm, đường mía, thức ăn gia súc... tăng từ trên 16,8% đến trên 75% so với năm 2007. Riêng clinker tăng gấp 29 lần so cùng kỳ 2007.
  7. Tại buổi hội thảo về xây dựng thương hiệu quốc gia cho tôm Việt Nam ngày 27/11/2008 tại TPHCM, các chuyên gia của bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết:  Giá một ký tôm xuất khẩu mang thương hiệu quốc gia sẽ cao hơn gấp đôi so với loại tôm không mang thương hiệu. .
  8. Hiệp hội giấy đã đưa ra nhiều kiến nghị tăng thuế nhập khẩu giấy, điều chỉnh thuế theo đúng lộ trình đã cam kết, áp dụng thuế giá trị gia tăng là 0% đối với giấy loại thu gom trong nước và có chính sách khuyến khích thu gom giấy và tái chế giấy.
  9. Theo số liệu thống kê sơ bộ, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam trong tháng 10/08 đạt 88 triệu USD, tăng 7,4% so tháng trước nhưng tăng 29,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung 10 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa của nước ta sang các thị trường đạt 756 triệu USD, tăng 32,4% so với cùng kỳ năm 2007. Đây là mức tăng trưởng cao trong tình hình kinh tế toàn cầu đang gặp khó khăn như hiện nay.
  10. Trong tháng 9, xuất khấu sản phẩm nhựa sang thị trường Nhật Bản kim ngạch đạt cao nhất, đạt gần 19,6 triệu USD, giảm 5,4% so tháng trước và tăng 106,8% so cùng kỳ năm ngoái. Tính chung 9 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa của nước ta sang thị trường này đạt 142 triệu USD, tăng 57,3% so với cùng kỳ năm 2008 và chiếm 21% tổng kim ngạch.
  11. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa sang thị trường Mỹ đạt 28,2% so tháng trước và tăng 23,9% so với cùng kỳ năm 2007, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa của nước ta sang thị trường này 9 tháng đầu năm đạt 117,2 triệu USD, tăng 23% so cùng kỳ năm ngoái và chiếm 17,3% tỉ trọng.
  12. Trong 9 tháng đầu năm 2008, nhập khẩu hàng hoá của Nhật Bản từ Việt Nam (theo số liệu thống kê hải quan Nhật Bản) đạt 712 tỉ Yên (chỉ chiếm 1,16% tổng kim ngạch nhập khẩu của Nhật), tăng 40,9% so với 9 tháng đầu năm ngoái. Nếu không tính mặt hàng năng lượng thì nhập khẩu từ Việt Nam 9 tháng đầu năm nay chỉ tăng 14%, tuy vậy đây vẫn là một mức tăng khá cao so với kim ngạch nhập khẩu chung của nước này (giảm 0,5%).
  13. Kim ngạch buôn bán hai chiều giữa Việt Nam và Nhật Bản trong 10 tháng đầu năm 2008 đạt hơn 14 tỉ USD, tăng 49% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản trong 10 tháng đầu năm 2008 đạt 7.188.073.206 USD và nhập khẩu đạt 7.014.038.692 USD. Những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là dầu thô, hàng hải sản, hàng dệt may, dây điện và dây cáp điện… Việt Nam nhập khẩu chủ yếu là máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng; sắt thép các loại, xăng dầu các loại…
  14. 10 tháng đầu năm 2008, kim ngạch xuất khẩu dệt may của cả nước sang Asean đạt 123,4  triệu USD, tăng 4,63% so với cùng kỳ.
  15. 10 tháng đầu năm 2008, kim ngạch xuất khẩu dệt may của cả nước sang Canađa đạt 143,2  triệu USD, tăng 30,32% so với cùng kỳ.
  16. Tại ĐBSCL, từ đầu tháng 11, giá bán lẻ phân bón liên tục giảm mạnh. So với tháng 10 giảm 10– 15% và giảm 30 – 40% so với thời điểm cao nhất hồi tháng 4 và tháng 5.
  17. Tại Hội nghị “Gặp gỡ giữa bên mua – bên bán gạo” tại TPCM, một số doanh nghiệp đã ký được hợp đồng XK gạo tổng trị giá 1,4 triệu USD sang châu phi – con số rất ý nghĩa trong lịch sử XK gạo giữa VN và châu Phi.
  18. Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Philippine 10 tháng đầu năm 2008 đạt 1.679.178 tấn với kim ngạch 1,168 tỉ USD, tăng 16,07% về lượng và tăng 152,65% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
  19. Xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Hàn Quốc 10 tháng đầu năm 2008 đạt 19.829 tấn với kim ngạch 47,594 triệu USD, giảm 29,7% về lượng và giảm 3,54% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Nguồn: Vinanet