Theo chính sách hợp tác với Việt Nam mà phía Đan Mạch mong muốn, trọng tâm trong việc mở rộng hợp tác giữa Việt Nam – Đan Mạch là phát triển lĩnh vực công nghệ sạch, xây dựng và mở rộng sân bay, công nghệ sản xuất và chế biến, kiến trúc đô thị và lĩnh vực công nghệ thông tin.
Về quan hệ Việt Nam – Đan Mạch không thể không kể đến nguồn viện trợ vốn ODA mà Đan Mạch thường xuyên dành cho Việt Nam. Đan Mạch xếp thứ 3 trong số các nước châu Âu tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam (sau Anh và Pháp). Trước năm 1990, Đan Mạch chủ yếu hỗ trợ theo dự án. Từ năm 1990 đến nay, Đan Mạch chuyển sang hỗ trợ theo chương trình, tập trung trong các lĩnh vực: công nghiệp vật liệu xây dựng, thủy sản, nông nghiệp và phát triển nông thôn, cấp thoát nước, vệ sinh môi trường, cải cách hành chính, luật pháp, hỗ trợ chương trình khu vực doanh nghiệp, tài chính, tín dụng, ngân hàng.
Năm 1993, Đan Mạch đưa Việt Nam vào danh sách nhận viện trợ thường xuyên và tổng viện trợ không hoàn lại của Đan Mạch cho Việt Nam đến năm 2007 đạt gần 800 triệu USD. Hiện nay mỗi năm Đan Mạch viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam khoảng trên 60 triệu USD. Mới đây, chính phủ Đan Mạch vừa quyết định viện trợ không hoàn lại 23 triệu USD cho Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2011 – 2013. Mục đích của chương trình nhằm giúp tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hướng vào tăng trưởng, xuất khẩu và tạo việc làm.
Các chương trình viện trợ của Đan Mạch đã và đang góp phần quan trọng giúp Việt Nam thực hiện thành công nhiều mục tiêu của quốc gia.
Theo thống kê của TCHQ Việt Nam, năm 2010, kim ngạch thương mại giữa hai nước mới chỉ đạt 311,4 triệu USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu 195 triệu USD và nhập khẩu 116,4 triệu USD. Con số này phần nào chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu từ năm 2008 và cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu thời gian vừa qua.
Năm 2011, tính đến hết tháng 7 kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Đan Mạch tăng 51,92% so với 7 tháng năm 2010, tương đương với 152,3 triệu USD. Tính riêng tháng 7, kim ngạch xuất khẩu sang Đan Mạch đạt 22,8 triệu USD, tăng nhẹ 0,25% so với tháng liền kề trước đó.
Các mặt hàng xuất khẩu sang Đan mạch trong thời điểm này là hàng dệt may, thủy sản, giày dép, gỗ và sản phẩm, máy móc thiết bị dụng cụ…. trong đó hàng dệt may đạt kim ngạch cao nahats với 53,6 triệu USD, tăng 77,59% so với 7 tháng năm 2010, tính riêng tháng 7 thì mặt hàng xuất sang Đan Mạch lại giảm nhẹ giảm 2,06% so với tháng liền kề trước đó.
Đứng thứ hai là hàng thủy sản với kim ngạch đạt trong tháng là 2,4 triệu USD, tăng 32,93% so với tháng 6, nâng kim ngạch mặt hàng này 7 tháng đầu năm lên 15,7 triệu USD, tăng 28,36% so với cùng kỳ năm 2010.
Tân Đại sứ Đan Mạch John Nielsen tại Hà Nội, Đại sứ Đan Mạch John Nielsen hy vọng mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai quốc gia sẽ có những bước phát triển mới trong những năm tiếp theo và dự kiến năm 2011.
Những năm gần đây liên tục có các đoàn gồm nhiều doanh nghiệp Đan Mạch tháp tùng các Nguyên thủ và Hoàng gia Đan Mạch đã “đổ bộ” vào Việt Nam để tìm hiểu thị trường và tìm kiếm cơ hội kinh doanh.
Theo Đại sứ Đan Mạch John Nielsen, hiện nay có 120 doanh nghiệp Đan Mạch đang kinh doanh tại Việt Nam và họ đều đánh giá rằng Việt Nam chính là một thị trường đầy hứa hẹn.
Thống kê hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Đan Mạch 7 tháng đầu năm 2011
ĐVT: USD
|
|
|
|
|
% tăng giảm KN so T6/2011
|
% tăng giảm KN so với cùng kỳ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
máy móc, tbi, dụng cụ phụ tùng khác
|
|
|
|
|
|
|
phương tiện vận tải và phụ tùng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Túi xách, ví, vali, mũ và ô dù
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Sản phẩm mây tre, cói và thảm
|
|
|
|
|
|
|