Sau đây là một số mặt hàng chủ yếu: - Hàng xuất :
        + Giầy dép: 63,6 triệu USD, tăng 50% (42,5 triệu USD)
        + May mặc: 29,1 triệu USD, tăng giảm 13% (33,5 triệu USD)
        + Café, chè, hạt tiêu: 10,1 triệu USD, tăng 9% (9,9 triệu USD)
        + Hải sản: 28,4 triệu USD, tăng 142% (11,7 triệu USD)
+ Đồ gỗ: 12,3 triệu USD, tăng 49% (8,2 triệu USD)
        - Hàng nhập khẩu:
      + Hàng cơ khí: 1,1 triệu USD, giảm 62% (3 triệu USD)
      + Thiết bị điện: 2,7 triệu USD, giảm 46% (5 triệu USD)
      + Máy & thiết bị công nghiệp: 9,2 triệu USD, giảm 44% (16,6 triệu USD)
      + Hóa chất: 1,2 triệu USD tăng 168 % (460 ngàn USD)
Như vậy trong nhóm hàng xuất khẩu từ VN sang Séc mặt hàng có trị giá lớn nhất vẫn là hàng giầy dép và may mặc, nhưng mặt hàng tăng trưởng mạnh nhất lại là hàng thủy sản tăng 142%, tiếp đến là giầy dép tăng 50% và đồ gỗ tăng 49% . Đáng lưu ý là một số mặt hàng xuất có thế mạnh của VN như gạo, cao su, hạt điều, thực phẩm chế biến... chưa có mặt tại thị trường Séc, nơi mà cộng đồng người Việt chiếm khá đông đảo (khoảng 60 ngàn người ) so với các nước Đông Âu khác. Riêng đối với hàng nhập khẩu từ Séc vào Việt Nam, dự kiến năm 2008 sẽ tăng mạnh do các doanh nghiệp và các nhà đầu tư Séc triển khai các hợp đồng, dự án nhiều tỷ USD đã ký trong năm 2007 và 2008, tuy nhiên kim ngạch nhập khẩu lại giảm mạnh so với năm 2007 (giảm 36%). Nguyên nhân của tình trạng trên là do cả hai bên chưa giải quyết được một vướng mắc cơ bản là hầu hết các Dự án hoặc Hợp đồng mua bán máy móc thiết bị và chuyển giao công nghệ giữa Séc và Việt Nam đều được bảo đảm bằng nguồn vốn vay của các Ngân hàng Séc, nhưng với điều kiện máy móc thiết bị phải có xuất xứ từ Séc, trong khi đó, các bản chào giá lại rất cao so với nhiều nhà cung cấp từ các nước khác như Nhật, Hoa kỳ, Trung quốc…
Về kế hoạch tăng trưởng xuất khẩu năm 2009, theo dự báo của Thương vụ, năm 2009 xuất khẩu của Việt Nam vào CH. Séc sẽ đạt khoảng 330 triệu USD, tăng 27% so với năm 2008. Ngoài mặt hàng may mặc sẽ gặp khó khăn do Việt Nam không còn được hưởng quy chế GSP, các mặt hàng khác dự báo vẫn đạt mức tăng khá.
Dưới đây là ước một số mặt hàng xuất khẩu năm 2009:
                                                                     (ngàn USD)
STT
Tên hàng
Ước 2009
1
Hải sản
38 000
2
Cà phê, chè, gia vị
12 900
3
Cao su
19 000
4
Thủ công mỹ nghệ
4 000
5
Hàng may mặc
27 000
6
Giầy dép 
80 000
7
Hàng cơ khí
15 000
8
Máy & thiết bị công nghiệp
23 000
9
Thiết bị điện, thiết bị ghi âm và viễn thông
15 000
10
Đồ gỗ
18 000
11
Hàng hóa khác
78 100
Tổng cộng:
330 000
 
Ngoài các mặt hàng tăng trưởng mạnh trong năm như giầy dép, hải sản... Thương vụ dự kiến sẽ xúc tiến xuất khẩu một số mặt hàng mới sang thị trường Séc trong năm 2009 như sau:
-    Gạo: 100 tấn:  70.000 USD/FOB/TP.HCM
- Ciment : 5.000 T/ năm
Một số biện pháp: Ngoài các biện pháp xúc tiến xuất khẩu thường được áp dụng như : Tổ chức Đoàn khảo sát, tham dự các cuộc hội thảo, hội chợ, diễn đàn doanh nghiệp ở nước ngoài…, các Hiệp hội ngành hàng cần chọn một số doanh nghiệp xuất khẩu tiêu biểu bàn với các Thương vụ ở nước ngoài để lập các Phòng trưng bày giới thiệu sản phẩm. Đối với các Trung tâm xúc tiến Thương mại do Bộ thành lập nhưng không cấp kinh phí (như ở CH Séc), cần có sự hỗ trợ tích cực của Cục Xúc tiến thương mại về thông tin, tài liệu, băng đĩa…giới thiệu về hàng hóa, dịch vụ và các lĩnh vực, danh mục dự án kêu gọi đầu tư.
 -   Đối với mặt hàng mới như gạo, ciment cần bắt đầu từ số lượng nhỏ, sau đó nếu giao hàng tốt sẽ tăng dần số lượng. Hiện nay mặt hàng gạo chủ yếu nhập khẩu từ Thái lan do chính doanh nghiệp Việt kiều thực hiện. So với gạo Việt nam thì gạo Thái cạnh tranh hơn về giá cả, chất lượng và điều kiện thanh toán (trả chậm từ 3- 6 tháng). Do đó muốn đưa gạo Việt nam sang thị trường Séc các nhà sản xuất phải đầu tư khâu chế biến để đảm bảo chất lượng và thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu của người mua về chủng loại, bao bì đóng gói, thời hạn giao hàng…
Đối với các mặt hàng như đồ gỗ, hải sản năm 2008 kim ngạch tăng khá mạnh, nên năm 2009 tiếp tục tăng tỷ trọng các mặt hàng  này bằng cách mở một số Showroom (thông qua mạng lưới bán hàng của doanh nghiệp Việt kiều) để trực tiếp giới thiệu mẫu mã, chủng loại hàng hóa với người tiêu dùng.
Đối với hàng thủ công mỹ nghệ mức tăng trưởng bình quân từ 2006 tới nay là 18 – 20 %, hàng năm các đoàn xúc tiến của ta mới chỉ dừng lại ở mức độ khảo sát, thăm dò thị trường, hoặc đi tham quan các Hội chợ ở Séc chứ chưa tham gia hội chợ, vì vậy năm tới các doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ cần tích cực tham gia triển lãm trưng bày hàng hóa ở các Hội chợ của CH Séc (Thương vụ sẽ hỗ trợ các hoạt động này).
- Đối với hàng may mặc, ngoài mặt hàng quần áo, cần mở rộng các mặt hàng khác như hàng chăn, ga, gối đệm, đô chơi trẻ em bằng vải..(Hiện nay Thương vụ đã nhận được yêu cầu của một số nhà sản xuất trong nước nhờ chào bán mặt hàng này )
 
(Thương Vụ Việt Nam tại CH Séc )
 

Nguồn: Vinanet